Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình: Thực trạng và giải pháp?

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19′ – 21°08′ vĩ độ Bắc, 104°48′ – 105°40′ kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội73 km. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội

Theo tính toán, lượng nước mưa trung bình hàng năm của Hòa Bình đạt 8,5 tỷ m3/năm, lượng dòng chảy trung bình đạt 57,5 tỷ m3/năm, trong đó có 53,1 tỷ m3 cung cáp từ ngoài tỉnh được vận chuyển bởi sông Đà, chỉ có 4,4, tỷ m3 là lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn tỉnh, với dân số trung bình năm tính đến năm 2020 là 870.500 người thì tỷ lệ dòng chảy bình quân trên đầu người ở Hòa Bình đạt 500 m3/người. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh vào khoảng 790.776 m3/ngày, với tiềm năng này, tỉnh Hòa Bình được đánh giá khá phong phú về tài nguyên nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phân bổ tài nguyên nước rất chênh lệch giữa các vùng và giữa các mùa là nguyên nhân có thể dẫn dến tình trạng thiếu hụt và suy giảm tài nguyên nước của tỉnh trong tương lai.

Hòa Bình cũng là nơi có nhà máy thủy điện Hòa Bình, cung cấp điện và có chức năng hồ chứa điều tiết nhiều năm, cung cấp nước cho phía hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là hồ chứa lớn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, chính trị cũng như an ninh quốc phòng. Hồ Hòa Bình là một trong những hồ chứa lớn nhất cả nước hiện nay.

DL101

Các phương án quy hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cũng được đề xuất. Từ phương án này, có thể thấy được bức tranh tổng thể về tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh. Xác định được các khả năng thiếu nước trong các kỳ quy hoạch theo phương án khai thác, sử dụng được lựa chọn. Phương án này đảm bảo 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt và hạn chế mức thiếu nước thấp nhất cho các ngành nghề khác, đồng thời đảm bảo nhu cầu nước cho môi trường trên sông chính. Trong giai đoạn quy hoạch cần tiến hành các dự án điều tra, tìm kiếm tài nguyên nước dưới dất để bổ sung, thay thế dần nước mặt trong các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp cũng như giải quyết một phần nhu cầu từ ngành chăn nuôi.

(Thanh Sơn)