Kết quả hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước Nam Bộ

Mạng lưới quan trắc quốc gia tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ là mạng lưới cơ bản, gồm các điểm quan trắc bố trí thành 13 tuyến khống chế toàn vùng Nam Bộ trong đó bao gồm 3 tuyến mới với 25 điểm đề xuất vào những vùng động thái phá hủy do khai thác nước dưới đất Với mục tiêu là đề xuất bổ sung, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ” đã đạt được một số kết quả:

– Đã đánh giá hiện trạng mạng quan trắc, xác định các vấn đề đối với mạng quan trắc vùng Nam Bộ.

– Đã xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất bổ sung hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ:

+ Cập nhật bản đồ phân vùng điều tra nước dưới đất theo phương pháp đã được thực hiện trong giai đoạn 2001-2005.

+ Xác định tầng ưu tiên, vùng ưu tiên quan trắc trong tầng bằng phương pháp lập bản đồ chỉ số quan trắc dựa vào 5 lớp thông tin liên quan;

+ Đánh giá mật độ quan trắc hiện hữu, thiết kế mật độ quan trắc bằng phương pháp Kriging sau đó sử dụng các thông tin để thiết kế mạng quan trắc mới; phân tích, đánh giá 3 thành phần (xu hướng, chu kỳ, cố định) của loạt mực nước theo thời gian ở các công trình hiện hữu, thiết kế tần suất quan trắc mực nước bằng phần mềm Freq. Đồng thời bằng phương pháp phân tích các đồ thị mực nước đặc trưng để đánh giá tần suất đo mực nước hiện tại.

– Đã thiết kế mật độ quan trắc cho các tầng chứa nước:

+ Mật độ quan trắc xác định theo phương pháp Kriging và kết quả thiết kế vị trí các lỗ khoan bằng phần mềm NETGRAPH với 2 loại mật độ quan trắc phù hợp 2 vùng ưu tiên cao và ưu tiên thấp. Đây là tính mới trong việc nghiên cứu mật độ quan trắc phù hợp với thực tế vùng Nam Bộ.

+ Tầng chứa nước qp3 thiết kế với tổng số có 144 lỗ khoan quan trắc mới và cũ, độ lệch tiêu chuẩn trung bình 1,67m giảm 2,79m.

+ Tầng chứa nước qp2-3 thiết kế với tổng số có 134 lỗ khoan quan trắc mới và cũ,độ lệch tiêu chuẩn trung bình 2,36m, giảm 3,58m.

+ Tầng chứa nước qp1 thiết kế với tổng số có 143 lỗ khoan quan trắc mới và cũ,độ lệch tiêu chuẩn trung bình 2,35m, giảm 4,27m.

+ Tầng chứa nước n22 thiết kế với tổng số có 111 lỗ khoan quan trắc mới và cũ,độ lệch tiêu chuẩn trung bình 2,93m, giảm 3,56m.

+ Tầng chứa nước n21 thiết kế với tổng số có 134 lỗ khoan quan trắc mới và cũ, độ lệch tiêu chuẩn trung bình 1,59m, giảm 2,81m.

+ Tầng chứa nước n13 thiết kế với tổng số có 113 lỗ khoan quan trắc mới và cũ, độ lệch tiêu chuẩn trung bình 0,66m, giảm 5,34m.

07ht

– Đã rà soát các điểm quan trắc: bằng phương pháp chồng chập các bản đồ thiết kế cho mỗi tầng chứa nước. Kết hợp rà soát mạng lưới hiện hữu và mạng lưới đã được quy hoạch để chỉ ra các vị trí thiết yếu cần bổ sung điểm, các vị trí quy hoạch chưa phù hợp cần điều chỉnh vị trí. Hình thành thêm 3 tuyến quan trắc mới bổ sung vào nghiên cứu tại khu vực động thái mực nước bị phá hủy do khai thác nước. Xây dựng tiêu chí và tìm ra 25 vị trí thiết yếu cần bổ sung điểm quan trắc.

– Đề tài đã đưa ra các đề xuất bổ sung, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ:

+ Về mật độ, bổ sung 25 điểm và 110 công trình vào những vị trí thiết yếu trong phạm vi nghiên cứu trong đó đề điều chỉnh 2 vị trí điểm quan trắc với 8 công trình để phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài. Số hóa các vị trí điểm đã được quy hoạch trong quyết định 16 và quyết định 16 sửa đổi đã phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài. Kết quả bổ sung điểm đã cải thiện được khoảng cách giữa các điểm liền kề trên tuyến từ xuống còn xấp xỉ 20km. Từ việc bổ sung đã cải thiện sai số nội suy mực nước trên các tuyến quan trắc. Sơ đồ đề xuất mạng lưới điểm quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam bộ sẽ có 166 điểm và 637 công trình. Gồm các điểm trên đất liền và các đảo ở Cà Mau và Kiên Giang.