Điều tra đánh giá nước dưới đất các vùng đặc biệt thiếu nước sinh hoạt thuộc các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bình Thuận, dải đất ven biển cuối cùng của miền Trung, là tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ nước ta, đó là một vùng đất có điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt, phải đối mặt với hạn hán và nạn khan hiếm nước sinh hoạt triền miên từ năm này đến năm khác. Đặc biệt những năm gần đây, do những diễn biến bất thường theo hướng không thuận lợi của khí hậu và ảnh hưởng của việc suy thoái môi trường nên việc cung cấp nước sạch cho nhân dân đang đặt ra cho Nhà nước và chính quyền các cấp những đòi hỏi cấp bách.

Nhằm giảm bớt những khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân các vùng  đặc biệt khan hiếm nguồn nước sinh hoạt của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo lập đề án “Điều tra, đánh giá nước dưới đất các vùng đặc biệt thiếu nước sinh hoạt thuộc các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận”.

Sau khi dự án kết thúc, đã đưa ra được những đánh giá chung về tài nguyên nước của các vùng nghiên cứu như: Đối với vùng Vình Tân, tổng trữ lượng khai thác có thể đạt được 629,8 m3/ngày trong đó trữ lượng khai thác theo kết qủa thực bơm là: 293,8m3/ngđ, tạm xếp cấp C1. Chất lượng nước dưới đất trong, không màu, không mùi, vị nhạt. Một số vị trí cần phải xử lý khi xử dụng cho ăn uống; Vùng Phú Lạc có trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác được: 691,2 m3/ngày. Trong đó trữ lượng khai thác theo kết qủa thực bơm là: 247,0m3/ngđ (tính cho các lỗ khoan có lưu lượng từ 0,28l/s trở lên), tạm xếp cấp C1, trữ lượng cấp C2 là: 444,1m3/ngđ…

Các kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng cả hai vùng Ninh Thuận và Bình Thuận tuy là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước. Tuy nhiên, lượng nước dưới đất trong khu vực vẫn đủ cung cấp cho các yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch vùng và đặc biệt là cấp cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân hai tỉnh nói trên.

DL113

Đánh giá chung nước dưới đất ở một số vùng điều tra phần lớn có độ khoáng hoá thấp (nhạt), các hàm lượng các chỉ tiêu hóa học hầu hết nhỏ hơn giá trị giới hạn cho phép. Một số ít chỉ tiêu ở một vài nơi có hàm lượng cao hơn chút ít so với giá trị giới hạn cho phép. Loại hình hóa học chủ yếu của nước là bicacbonat, bicacbonat clorua – natri. Nhìn chung nước đạt chất lượng, cơ bản đáp ứng Quy chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT. Đối với các chỉ tiêu vi sinh có đến 50% lỗ khoan có các chỉ tiêu vi sinh vượt giứi hạn cho phép theo quy chuẩn.

(Thanh Sơn)