Các tiêu chí phản ánh chất lượng của dịch vụ hành chính công sử dụng ngân sách nhà nước về cảnh báo, dự báo tài nguyên nước

Hiện nay công tác đánh giá chất lượng dịch vụ công được đã được Nhà nước ta đã quan tâm. Đặc biệt trong dịch vụ công lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của Đề tài:” Nghiên cứu xác định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cung cấp các thông tin dự báo, cảnh báo tài nguyên nước, môi trường và tai biến địa chất” đưa ra được 8 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công góp phần vào việc đánh giá dịch vụ công điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung và đánh giá giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thông tin cảnh báo, dự báo tài nguyên nước, môi trường và tai biến địa chất nói riêng.Tiêu chí 1: Chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh của Tổ chức cung ứng dịch vụ

Mỗi cơ quan, đơn vị đều có những mục tiêu cụ thể của mình đóng góp vào thực hiện mục tiêu chung của quản lý nhà nước theo sự phân cấp hoặc phân công, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được pháp luật qui định, nhằm đảm bảo sự ổn định, trật tự và công bằng xã hội trong phạm vi quản lý được giao; và phục vụ nhu cầu của nhân dân ngày càng tốt hơn.

Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tiêu chí này phản ánh các yếu tố cấu thành đầu vào của cơ quan, đơn vị. Yếu tố đầu vào góp phần tạo nên chất lượng của dịch vụ, thông qua năng lực

Tiêu chí 3: Nhân lực phục vụ

Nhân sự hành chính là tiêu chí hết sức quan trọng, thể hiện tính quyết định trong dịch vụ hành chính công.

Tiêu chí 4: Thái độ phục vụ

Về giải quyết công việc cho người dân. Tiêu chí này phản ánh về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc giải quyết những nhu cầu của dân. Yêu cầu đối với quá trình này là phải được diễn ra một cách dân chủ và công bằng, công khai, minh bạch về thông tin; cách ứng xử lịch thiệp và đồng cảm với khách hàng; tin cậy và sẵn sàng trong phục vụ; sự hài lòng trong công việc của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng.v.v…

Tiêu chí 5: Tự kiểm tra, giám sát

– Các đơn vị tự thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo của tổ chức cung ứng dịch vụ;

– Việc đánh giá này dựa trên cơ sở việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau khi tự kiểm tra, giám sát.

Tiêu chí 6: Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật đối với hoạt động dự báo, cảnh báo

Đầu ra của dịch vụ chính là kết quả giải quyết các yêu cầu của công dân và tổ chức, thể hiện bằng những văn bản, giấy tờ hành chính mà người dân nhận được từ các cơ quan hành chính nhà nước. Để đánh giá kết quả này, cần xem xét ở ba tiêu chí sau:

Tiêu chí 7: Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm thể hiện ở hai tiêu chí:

– Thứ nhất, có đạt được mục tiêu của quản lý hay không. Tiêu chí này liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội trên phương diện kết quả hành vi của chủ thể tác động trực tiếp đối với xã hội như thế nào.

– Thứ hai, kết quả dịch vụ có tác dụng gì đối với người dân trong tương lai. Nếu người dân phải chi phí nhiều về thời gian, công sức, thậm chí tiền của để có được một loại một giấy tờ hành chính nào đó do cơ quan hành chính nhà nước cấp, nhưng sau này không cần dùng đến, thì đó là một việc không có ý nghĩa (ít nhất từ phía người dân).

Tiêu chí 8: Uy tín của tổ chức cung ứng dịch vụ

Thông qua việc xây dựng hệ thống các tiêu chí, cùng với đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công theo các tiêu chí đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng của dịch vụ hành chính công. Căn cứ kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công hàng năm, cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành phân loại từ cao xuống thấp để các cơ quan biết mình đang ở đâu và nỗ lực cải tiến những gì còn yếu kém.