Đánh giá ảnh hưởng của tưới nông nghiệp (từ hồ ayun hạ) đến tài nguyên nước dưới đất bằng tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất vùng Phú Thiện – Gia lai

Công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, sau đó vừa xây dựng vừa khai thác và hoàn thành bàn giao chính thức vào năm 2001. Đến nay công trình mở rộng phạm vi tưới đến thị xã Ayun Pa và một số xã của huyện Ia Pa.

Khu vực nghiên cứu kéo dài từ hồ thủy lợi đập Ayun Hạ về đến đèo Tu Na, thuộc huyện Chư Sê và vùng tưới nông nghiệp các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với diện tích khoảng 1.500 km2, trong tọa độ:

Từ 13°17’50” đến 13°42’8″ vĩ độ Bắc

Từ 108°12’32” đến 108°31’48” kinh độ Đông

b9_1

Một số hình ảnh cán bộ đi thực địa 

Hồ Ayun Hạ là công trình thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn nước lớn nhất Tây Nguyên, ngoài tác dụng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn huyện Phú thiện, huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa (xấp xỉ 13.500 ha lúa nước 2 vụ), công trình còn cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm và cấp nước công nghiệp (nhà máy đường Ayun Pa), nước sinh hoạt

Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) 3.700 ha, diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983 ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880 ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km. Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211 m, cao trình khu tưới bình quân 160 m. Cống lấy nước (3m x 3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195 m, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4 m3/s. Năng lực tưới theo thiết kế 13.500 ha, cống thủy điện lưu lượng Q = 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh. Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, lưu lượng QMax= 1.237 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199 m, cột nước cao 9,92 m

Qua tính toán nghiên cứu đại lượng cung cấp cho tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ (Q), đặc trưng vùng tưới Phú Thiên – Ayun Pa. Nơi động thái nước dưới đất chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, và yếu tố nhân tạo, nước mưa và nước tưới là nguồn cung cấp cho nước dưới đất. Hướng vận động của nước dưới đất quanh năm đều theo hướng từ Tây sang Đông.

Trên cơ sở tài liệu quan trắc tại sân cân bằng CBIV đã tính đại lượng cung cấp cho nước dưới đất và modun dòng ngầm, được thể hiện trong bảng dưới đây

Tổng hợp kết quả tính mô đul dòng ngầm M, tại sân cân bằng Phú Thiện (l/s.km2)

Tháng

Năm

Tr. bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

I

9,57

27,61

40,62

33,66

13,31

29,38

34,90

4,96

36,09

20,45

22,44

13,69

23,89

40,62

4,96

II

14,88

8,08

9,49

6,53

7,22

2,14

9,41

9,35

8,89

14,26

9,57

19,23

9,92

19,23

2,14

III

7,41

6,59

14,76

1,61

10,74

4,62

4,31

25,11

6,93

12,97

7,35

21,83

10,35

25,11

1,61

IV

4,49

7,41

10,63

5,13

12,41

11,18

4,07

7,51

4,21

5,38

9,31

25,61

8,95

25,61

4,07

V

11,17

7,29

13,93

14,79

15,03

19,06

11,08

16,35

29,00

19,93

38,99

53,77

20,87

53,77

7,29

VI

36,63

20,17

14,22

16,25

42,47

33,39

12,46

25,09

12,11

17,89

28,82

88,86

29,03

88,86

12,11

VII

13,92

22,53

66,87

19,36

9,67

11,28

36,79

37,44

43,09

19,58

23,75

26,24

27,54

66,87

9,67

VIII

13,42

11,25

12,57

6,19

12,56

6,76

8,14

7,72

13,34

15,64

12,05

23,61

21,60

12,68

23,61

6,19

IX

19,04

8,27

4,65

5,17

23,15

7,02

8,09

7,05

16,48

18,98

11,94

23,67

31,47

14,23

31,47

4,65

X

19,06

12,41

13,80

6,41

16,21

15,06

6,30

3,54

22,62

40,11

13,21

30,77

33,59

17,93

40,11

3,54

XI

26,93

15,91

50,02

15,18

16,34

13,77

11,56

22,51

16,48

31,58

4,03

48,45

38,72

23,96

50,02

4,03

XII

29,98

10,48

20,14

7,39

12,17

8,93

20,06

27,36

5,77

17,80

28,70

21,72

36,08

18,97

36,08

5,77

Trung bình

21,69

13,03

16,74

17,57

14,81

13,53

13,77

15,10

16,71

22,04

15,03

24,04

34,22

18,19

41,78

5,50

Lớn  nhất

29,98

36,63

50,02

66,87

33,66

42,47

33,39

36,79

37,44

43,09

28,70

48,45

88,86

29,03

88,86

12,11

Nhỏ  nhất

13,42

4,49

4,65

5,17

1,61

6,76

2,14

3,54

4,96

4,21

4,03

7,35

13,69

8,95

19,23

1,61

Từ kết quả bảng trên cho thấy mô đun dòng ngầm thường có giá trị cao vào các tháng 5, 6, 7 và các tháng 11, 1, 2. Tuy nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu mang khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù của Tây Nguyên, trong một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình năm từ 900 – 1.117 mm, mưa lớn tập trung vào các tháng 8, 9, 10 những tháng mùa khô lượng mưa không đáng kể.

Điều đó cho thấy giá trị mô đun dòng ngầm cao thường không phải là các tháng có lượng mưa lớn (tháng 8, 9, 10) mà là lại trùng với thời gian tưới cực đại của vụ Đông Xuân (từ 15/11) và vụ Mùa (từ 5 – 10/6) của vùng nghiên cứu.

Như vậy, động thái nước dưới đất đã bị ảnh hưởng bởi nước tưới từ hệ thống thủy lợi hồ Ayun hạ