Đề tài “Thành lập Atlas bản đồ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước quốc gia làm Chủ đầu tư, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam thực hiện năm 2013, KS. Cao Xuân Việt làm Chủ nhiệm đề tài.
1. Mục tiêu của đề tài:
Phục vụ các mục đích tuyên truyền, tăng cường nhận thức, phổ biến kiến thức và hiểu biết cho xã hội, các nhà đầu tư về tài nguyên nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long và một phần cho các nhà quản lý sử dụng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, có thể sử dụng trong giáo dục và đào tạo chuyên ngành tài nguyên nước để tham khảo, giảng dạy về nguyên tắc thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất.
2. Nhiệm vụ của đề tài:
– Biên tập bộ Atlas bản đồ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 loại bản đồ (có chỉ dẫn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp):
+ Bản đồ hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:1.200.000;
+ Bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:1.200.000;
+ Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:1.200.000;
+ Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:1.200.000.
– Xuất bản bộ Atlas bản đồ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:1.200.000.
3. Kết quả đạt được:
Kết quả của đề tài là bộ “Atlas bản đồ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:1.200.000” có chỉ dẫn bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Kết quả này sẽ phục vụ các mục đích tuyên truyền, tăng cường nhận thức, phổ biến kiến thức và hiểu biết cho xã hội, các nhà đầu tư về tài nguyên nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long và một phần cho các nhà quản lý sử dụng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Kết quả cũng có thể sử dụng trong giáo dục và đào tạo chuyên ngành tài nguyên nước để tham khảo, giảng dạy về nguyên tắc thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất. Đặc biệt, với tỷ lệ bản đồ phù hợp (tương đương khổ giấy A3), sản phẩm gọn, nhẹ, thuận tiện trong sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các thông tin chuyên môn trên bản đồ, các yếu tố này sẽ đảm bảo tính tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hiểu biết cho xã hội; các chỉ dẫn được thể hiện bằng 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp) nên rất thuận lợi cho các tổ chức quốc tế tham khảo và đó là tiền đề cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về tài nguyên nước vào vùng đồng bằng sông Cửu Long.