Tin tức sự kiện
Đại sứ thiện chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ thay đổi nhận thức và hành vi cộng đồng
- 02 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2509
Kiên Giang: Xâm nhập mặn "giết" hàng ngàn ha lúa
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2574

Tỉnh Kiên Giang đã đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời kinh phí để bà con nông dân mua thóc giống gieo sạ lại vụ đông xuân, nhưng khó khăn mà bà con đã gặp phải là giá thóc giống thời điểm này tăng cao, thường gấp từ 2-3 lần so với trước đó, một vài loại giống nguyên chủng, giống lúa thơm, lúa chất lượng cao có thời điểm tăng lên đến từ 14.000-16.000 đồng/kg.
Tuy đây là năm đầu tiên nông dân vùng U Minh Thượng gặp phải tình trạng trên, nên có khá nhiều người dân quan tâm. Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu hiện tượng lượng mưa vừa qua quá ít có liên quan gì đến biến đổi khí hậu hay không.
Nếu sắp tới hiện tượng thời tiết trên tiếp tục lặp lại thì mô hình sản xuất luân canh một vụ tôm, một vụ lúa lâu nay trong vùng xem như không còn tính bền vững, ngoài thiệt hại cho người dân, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Đó là chưa nói đến để có được một vùng đất luân canh một vụ tôm, một vụ lúa ổn định, nhiều năm qua phía nhà nước và nhân dân đã đầu tư vào đây hàng trăm tỷ đồng để cải tạo đồng ruộng, đắp đê ngăn mặn giữ ngọt, đắp bờ vùng bờ mẫu, xây dựng cống đập điều tiết nước hợp lý… Nên sẽ là lãng phí rất lớn, nếu như mô hình sản xuất luân canh nói trên một ngày nào đó không còn phát huy tác dụng./.
Hội thảo “ Đầu tư và quản lý OBA trong lĩnh vực nước sạch- vệ sinh nông thôn”
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2432
5km phải có một trạm quan trắc chất lượng nước
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2618
Đó là đề xuất của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường khi thiết kế mạng lưới quan trắc, giám sát chất lượng nước trên các ngã ba sông lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học, khoảng cách để nước thải hòa trộn hoàn toàn vào nước sông là 5km tính từ vị trí xả thải. Bởi vậy trong khoảng 5km cần có trạm quan trắc để giám sát chất lượng nước một cách hiệu quả.
Toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy hiện có 59 con sông suối lớn đang tham gia góp nguồn nước vào hệ thống và có khoảng 70 nguồn xả thải các loại vào lưu vực. Sông Đáy chảy qua nhiều thành phố, thị xã, nhiều khu công nghiệp, làng nghề nên chịu sức ép rất lớn về nước thải ô nhiễm. Nguồn nước càng bị tổn thương do các con sông nhỏ khá ô nhiễm từ Hà Nội chảy vào góp dòng, như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, sông Sét. Theo khảo sát, hầu hết các sông suối nhánh đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía hữu ngạn của hệ thống sông là khu vực có mật độ dân số và mức độ phát triển kinh tế xã hội thấp hơn tả ngàn.
Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã có các điểm quan trắc thông số chất lượng nước, tuy nhiên chưa thành một mạng lưới thống nhất, tập hợp tác thông số, quan trắc thường xuyên, định kỳ và tuân thủ vùng một quy trình quy phạm, xử lý số liệu. Các điểm quan trắc chất lượng nước hiện có còn nặng tính khảo sát chuyên đề, chưa thống nhất nên chuỗi số liệu quan trắc chưa ổn định.
Khu vực các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, Ninh Bình vẫn có các đợt quan trắc định kỳ theo quý theo dõi diễn biến chất lượng nước trên sông song chưa thành hệ thống trên toàn lưu vực, chưa thống nhất về thời gian, quy trình quy phạm.
Theo các nhà khoa học, việc đặt trạm quan trắc giám sát chất lượng nước không phải đều đặt theo khoảng cách mà quan trọng là phải đảm bảo quan trắc đầy đủ chất lượng nước trên lưu vực. Vì thế, mật độ trạm quan trắc phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội vùng ven sông, đặc trưng thủy văn, thủy lực của từng đoạn sông, cũng như bao quát các tỉnh, thành nơi dòng sông chảy qua.
Việc thiết kế hệ thống mạng quan trắc còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng nước trên khu vực. Đặc biệt vùng hạ du của hệ thống thuộc khu vực tỉnh Hà Nam, nước sông được sử dụng cho cấp nước sinh hoạt với yêu cầu chất lượng cao, vì thế trạm quan trắc cần ken dày hơn để đảm bảo giám sát, kip thời có biện pháp kiểm soát chất lượng nước.
(Theo Monre.gov.vn)
Cục Quản lý tài nguyên nước: Cấp 62 giấy phép tài nguyên nước
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 3219
Theo thống kê của Cục Quản lý tài nguyên nước, đến nay, Cục đã tiếp nhận và thẩm định 95 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép tài nguyên nước các loại; cấp được 62 giấy phép. Trong số đó, có 24 giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất; 21 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 5 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và 12 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Số hồ sơ còn lại đang trong quá trình thẩm định, yêu cầu sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh. Đến nay, Cục đã thu được 510 triệu đồng trên tổng số 600 triệu đồng thu phí, lệ phí cấp phép theo kế hoạch được giao cả năm. Công tác cấp phép tài nguyên nước được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(Theo Monre.gov.vn)
Đồng Nai: Sẽ trám lấp gần một ngàn giếng bỏ hoang
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2405
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Naicho biết, trong năm 2009-2010, Sở đã phối hợp cùng 7 huyện, thị thống kê được gần một ngàn giếng nước người dân ngưng sử dụng và bỏ hoang không trám lấp.
Để tránh ô nhiễm và đảm bảo nguồn nước ngầm, trong năm 2010- 2011, Sở sẽ cùng với các địa phương tiến hành trám lấp các giếng bỏ hoang. Dự kiến, từ nay đến hết năm 2010, Sở sẽ trám lấp thí điểm gần 100 giếng bỏ hoang ở huyện Long Thành bằng nguồn quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh. Các địa phương có số lượng giếng bỏ hoang nhiều là các huyện: Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và TX.Long Khánh. Hiện vẫn còn 4 địa phương chưa thống kê xong số lượng giếng bỏ hoang là Nhơn Trạch, Định Quán, Xuân Lộc và TP. Biên Hòa./.
(Theo Monre.gov.vn)
Hải Phòng: Phấn đấu 91% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2946
Đến thời điểm này, tỷ lệ người dân vùng nông thôn Hải Phòng được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 86%, trong đó, có 36% được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đây là những cố gắng đáng ghi nhận của thành phố.
Trước năm 2003, người dân ở Hải Phòng chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan tay UNICEF, giếng đào và các bể chứa nước mưa. Đến hết năm 2002, toàn thành phố chỉ có 20 hệ cấp nước tập trung với quy mô trung bình tại các huyện: Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 49,5%. Sau khi có Nghị quyết số 51 của HĐND thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai nghị quyết trên diện rộng. Ngay từ khi triển khai chương trình, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tư vấn các địa phương thực hiện mô hình xã hội hóa công tác cung cấp nước sạch bằng cách kêu gọi, vận động các tập thể, cá nhân bỏ vốn đầu tư các công trình cung cấp nước sạch... Bằng cách này, ở một vài địa phương có được những kết quả bước đầu. Điển hình như tại An Lão, Công ty TNHH Trang Anh đầu tư 520 triệu đồng xây dựng nhà máy và lắp đặt đường ống nước đến từng hộ dân. Tại Kiến Thụy có 70% hệ cấp nước tập trung do các doanh nghiệp đầu tư. Tại một số địa phương khác, chính quyền cơ sở đứng ra vận động những người con xa quê hương có điều kiện, các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân hoặc tập thể đầu tư góp vốn đối ứng trước rồi thu hồi của từng hộ dân sau. Nhờ vậy, đến nay, trên địa bàn thành phố có 142 hệ cấp nước tập trung. Trong đó, năm 2010, các huyện xây dựng mới 25 hệ cấp nước tập trung. Hiện số hộ dân ngoại thành được sử dụng nước sạch từ các hệ cấp nước tập trung hơn 41%. Tính đến thời điểm này, tổng mức đầu tư các công trình cung cấp nước sạch nông thôn của thành phố trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hết năm 2010, thành phố phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 91%, trong đó, 45% số hộ được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng địa phương đang dồn sức để mục tiêu này được hoàn thành./.
(Theo Monre.gov.vn)
Bình Phước: Các công ty thủy điện cần tuân thủ đúng quy trình vận hành hồ chứa, đảm bảo cho hạ du
- 01 Tháng 12 2010
- Lượt xem: 2687