Trung tâm QH&ĐTTNNQG tổ chức tập huấn công tác kỹ thuật đợt 1 năm 2014

at_tap_huanThực hiện Kế hoạch công tác năm 2014 của Trung tâm, trong 03 ngày 18 – 20/4/2014, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kỹ thuật đợt 1 năm 2014. Ban Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Văn phòng Trung tâm QH&ĐTTNNQG chủ trì tổ chức Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐT TNNQG Tống Ngọc Thanh; Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐT TNNQG Nguyễn Chí Công; Lãnh đạo các Ban; đại diện Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật chủ chốt của các đơn vị trực thuộc; các Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, thành viên thực hiện dự án, đề án cùng toàn thể cán bộ kỹ thuật các Ban trực thuộc Trung tâm.

IMG_7419

Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Tống Ngọc Thanh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tập huấn kỹ thuật. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao năng lực trong công tác kỹ thuật, đồng thời là dịp để các cán bộ kỹ thuật, các Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm đề án, dự án cùng trao đổi, thảo luận và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc.

IMG_7424

Trong khuôn khổ của đợt tập huấn thứ nhất năm 2014, sáng ngày 18 tháng 4 năm 2014, TS. Vũ Thanh Tâm, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế đã trình bày kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất, kỹ thuật lập bản đồ chất lượng nước dưới đất, biên hội tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000. Trong đó tập trung vào một số nội dung chính: bản đồ nền trong thành lập  bản đồ tài nguyên nước dưới đất (bản đồ địa hình, bản đồ địa chất thủy văn), phân loại tầng chứa nước theo mức độ chứa nước (phương pháp phân loại, tiêu chuẩn phân loại), trữ lượng nước dưới đất (phân biệt các khái niệm về trữ lượng, các phương pháp tính toán trữ lượng); bản đồ nền trong thành lập bản đồ chất lượng nước dưới đất; các bước và một số lưu ý trong công tác biên hội bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000.

Có thể nói rằng, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng hiện nay đang được đẩy mạnh. Yêu cầu và mức độ chi tiết của việc xác định trữ lượng phụ thuộc vào giai đoạn điều tra, đánh giá nước dưới đất. Điều tra, đánh giá với mức độ càng chi tiết thì xác định trữ lượng nước dưới đất càng phải đầy đủ. Yêu cầu đặt ra có hợp lý thì mới có tính khả thi. Các phương pháp xác định trữ lượng nước dưới đất có được lựa chọn áp dụng hợp lý thì mới xác định được trữ lượng nước dưới đất đủ độ tin cậy làm cho bản đồ tài nguyên nước dưới đất có ý nghĩa sử dụng.

IMG_7445

IMG_7443IMG_7483

IMG_7448IMG_7471

Như chúng ta đã biết, quản lý bền vững tài nguyên nước chỉ có thể thực hiện được khi nắm được các thông tin về chất lượng và trữ lượng nước của khu vực theo thời gian. Các thông tin này là rất cần thiết để đưa ra các quyết định cho phép sử dụng bền vững và đề xuất cách điều hành quan trắc. Các thông tin biến đổi theo thời gian chỉ có thể được cung cấp bởi mạng quan trắc tài nguyên nước. Quan trắc tạo nguồn số liệu chính cho quản lý tài nguyên nước. Nó cho phép đánh giá các đặc tính về trữ lượng, chất lượng nước và để xác định tính phù hợp cho các loại hình sử dụng.

Trước sự cần thiết phải quan trắc tài nguyên nước và tầm quan trọng của công tác quan trắc tài nguyên nước, chiều ngày 18 tháng 4 năm 2014, ThS. Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quan trắc tài nguyên nước; ThS. Thân Văn Đón, Phó Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; TS. Nguyễn Thị Hạ, Giám đốc trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước; ThS. Đặng Trần Trung, Phó Giám đốc trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước cùng trình bày nội dung tập huấn Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất (Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT ngày 18/7/2013 của Bộ TNMT); tập huấn công tác cảnh báo, dự báo tài nguyên nước ở trong nước. Tại Hội nghị tập huấn, các cán bộ đã trình bày về những tài liệu liên quan đến quy định quan trắc nước dưới đất; điểm mới của Thông tư 19/2013/TT-BTNMT; mục đích của việc thiết lập Hồ sơ công trình quan trắc, nội dung hồ sơ quan trắc, hồ sơ sử dụng đất của công trình quan trắc, hồ sơ hoàn thành công trình; giới thiệu chung về một số loại thiết bị quan trắc tự ghi, nguyên lý làm việc chung của các loại thiết bị quan trắc tự ghi. 

IMG_7492a_Dung

Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước dưới đất là đặc biệt quan trọng, ngày 19 tháng 4 năm 2014, ThS. Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Ban Điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt; ThS. Nguyễn Duy Dũng, Phó Trưởng ban Điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất đã trình bày về tập huấn Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt (Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 của Bộ TNMT) và Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 của Bộ TNMT). Trong đó, mục tiêu cụ thể của công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt là đánh giá tiềm năng khai thác, hiện trạng khai thác, đánh giá khả năng đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, những vấn đề tác động đến tài nguyên nước, nguy cơ rủi ro đối với tài nguyên nước để từ đó tạo lập bộ cơ sở dữ liệu thực tế, phục vụ công tác điều hành quản lý, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch. Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã tạo lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong tình hình mới; bổ sung phạm vi điều chỉnh các dạng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo phạm vi của Luật tài nguyên nước 2012 mà các văn bản cũ chưa đề cập; hoàn thiện các nội dung quy định về quy trình kỹ thuật điều tra; quy định thống nhất về công tác lập đề án, dự án và lập báo cáo tổng kết; đáp ứng yêu cầu của quản lý cũng như nhu cầu của thực tiễn điều tra.

ahuy

Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” là đề án Chính phủ đầu tiên do Trung tâm thực hiện, có ý nghĩa như một nền tảng vững chắc cho các đề án Chính phủ sau tiếp bước thành công. Vì vậy, công tác tập huấn, hướng dẫn nội dung, kỹ thuật thực hiện điều tra bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn (trong khuôn khổ Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” – Giai đoạn I) là một nội dung rất quan trọng và cần thiết. Ngày 20 tháng 4 năm 2014, tại Hội nghị tập huấn, ThS. Triệu Đức Huy, Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã hướng dẫn nội dung kỹ thuật điều tra dự án “Bảo vệ nước dưới đất tại các khu đô thị lớn”. ThS. Triệu Đức Huy cho biết, mục tiêu bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn là trên cơ sở đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn. Công tác bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn tập trung vào các hoạt động chủ yếu: Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất các đô thị; bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; xây dựng cơ sở dữ liệu và mạng quan trắc nước dưới đất.

Sau 03 ngày tập huấn, hướng dẫn, trao đổi, thảo luận, Hội nghị đã thành công tốt đẹp, nâng cao năng lực trong công tác kỹ thuật cho toàn thể cán bộ kỹ thuật của Trung tâm.

(Hồng Nhung – NAWAPI)