Chương trình tọa đàm Chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3//2024)

Ngày 22/03/2024 tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra buổi lễ mít tinh Chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3//2024) và chương trình tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng mô hình toán góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước lưu vực sông” do Đoàn thanh niên tổ chức nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của ngày thành lập đoàn và chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa đam mê nghiên cứu khoa học, tăng cường gắn kết, tinh thần học hỏi cho các đoàn viên trong Trung tâm.

            Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các đồng chí đoàn viên thanh niên trong trung tâm. Tại buổi tọa đàm đồng chí Phạm Thị Thường, Liên đoàn QH&ĐT TNN miền Bắc đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng mô hình toán thủy lực lưu vực sông Hồng – Thái Bình, đồng chí Đinh Tiến Dũng, chuyên viên Ban Quy hoạch tài nguyên nước chia sẻ ứng dụng mô hình toán cân bằng nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Cũng trong buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Hoa chuyên viên Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước thay mặt nhóm thực hiện mô hình trình bày kinh nghiệm ứng dụng mô hình Feflow cho lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Tham gia tọa đàm bà Hoàng Thị Hạnh đại diện nhóm chuyên gia thuộc Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) trình bày một số kết quả đạt được trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 – 2022” về xây dựng phần mềm hệ thống thông tin nước dưới đất cho các Sở TNMT vùng ĐBSCL. Đồng chí Trương Việt Châu, chuyên viên Trung tâm Cảnh báo & Dự báo tài nguyên nước đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lập trình python và một vài thư viện để chuẩn bị đầu vào và đọc kết quả từ các file kết quả mô hình. Trên cơ sở kinh nghiệm, thông tin chia sẻ của các khách mời có nhiều kinh nghiệm trong công tác mô hình toán thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, các đoàn viên thanh niên tham gia buổi tọa đàm đã đặt câu hỏi, thảo luận sôi nổi. Các câu hỏi có nội dung liên quan đến thiết lập mô hình, hiệu chỉnh kiểm định, lựa chọn thông số cho mô hình thủy lực. Đối với mô hình cân bằng nước các câu hỏi tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm phân vùng cân bằng nước, biên tập số liệu đầu vào trong trường hợp diện tích lưu vực lớn, số liệu dài và việc thiết lập các thông số vận hành các công trình thủy điện, thủy lợi … Ngoài ra dự án CRMGG/BGR cũng thu hút được sự quan tâm và được các đoàn viên đặt ra nhiều câu hỏi cho chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm như đánh giá hiệu quả của dự án đã triển khai và tính khả thi để nhân rộng mô hình Bổ cập nhân tạo nước dưới đất (MAR) cho các địa phương khác, cũng như tính khả thi của việc áp dụng bổ cập nước dưới đất nhằm giảm thiểu xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm: