Ngày 23/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1969/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đơn vị chủ trì dự án là Cục quản lý tài nguyên nước, đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia).
Luật Tài nguyên nước 2012 đã đưa ra nguyên tắc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. Kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, đây là Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đầu tiên được phê duyệt trong tổng số 15 nhiệm vụ quy hoạch về tài nguyên nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến triển khai xây dựng từ nay đến năm 2024. Quy hoạch này là nền tảng để xây dựng và thực hiện các quy hoạch có khai thác, sử dụng trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. Việc thực hiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ góp phần quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương; đồng thời, quy hoạch này cũng là cơ sở, định hướng để triển khai các quy hoạch khác tại các địa phương thuộc lưu vực Bằng Giang – Kỳ Cùng.
Đảm an ninh tài nguyên nước trên lưu vực sông
Quy hoạch được phê duyệt với mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh tài nguyên nước trên lưu vực sông, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách phù hợp, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu đến năm 2030 điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia đối với lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng.
Đồng thời, bảo vệ tài nguyên nước, từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng, chống sạt lở bờ, bãi sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, phòng, chống sụt, lún do khai thác nước dưới đất.
Quản lý, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu giám sát thực hiện quy hoạch, một số chỉ số an ninh tài nguyên nước của lưu vực sông phù hợp; phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch: 60% vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát tự động, trực tuyến, 40% còn lại được giám sát định kỳ. 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải. 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định. 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học không được san lấp được công bố và 70% nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Tầm nhìn của Quy hoạch đến năm 2050 là duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia; tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bào đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và giảm thiểu tối đa tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh; đồng thời, bổ sung và nâng cao một số chỉ tiêu của quy hoạch, quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn phát triển của quốc gia, ngang bằng với các quốc gia phát triển trong khu vực; bảo đảm an ninh tài nguyên nước, nâng cao giá trị của nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và gắn với bảo vệ tài nguyên nước
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm 9 nhóm nội dung trọng tâm như sau: (1) Chức năng nguồn nước; (2) Quản lý, bảo vệ, phát triển, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nước cho các mục đích khai thác, sử dụng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trên lưu vực sông; (3) Quản lý, khai thác, sử dụng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông; (4) Quản lý, khai thác, sử dụng nước dưới đất bảo đảm không vượt quá trữ lượng có thể khai thác; (5) Nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; (6) Công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước; (7) Bảo vệ tài nguyên nước; (8) Phòng, chổng sạt, lở bờ, bãi sông và sụt, lún đất do khai thác nước dưới đất; (9) Giám sát tải nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước.
Theo Quy hoạch, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỷ Cùng gồm các sông: Bằng Giang, Hiến, Minh Khai, Tà Cáy, Nậm Cung, Bắc Khê, Khuôi O, Thả Cao, Bắc Giang, Kỳ Cùng có chức năng sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sân xuất nông nghiệp, du dịch, thủy điện, giao thông thủy.
Các nguồn nước dưới đất trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có chức năng sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ.
Các nguồn nước nội tỉnh khi quy định chức năng nguồn nước phải bảo đảm tính hệ thống và phù hợp với chức năng nguồn nước; các đối tượng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vảo nguồn nước phải tuân thủ chức năng nguồn nước theo quy định tại Quy hoạch này.
Việc khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối. Trường hợp xây dựng mới các công trình khai thác, sử dụng nước, căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giá trị dòng chảy tối thiểu sau công trình theo thẩm quyền, bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông quy định tại Quyết định này.
Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng phải gắn với bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời phải bảo vệ chức năng nguồn nước, nguồn sinh thủy, sự lưu thông dòng chảy, các hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị đa dạng sinh học, cụ thể trong kỳ Quy hoạch: Quản lý chặt chẽ rừng đầu nguồn, phấn đấu duy trì tỳ lệ che phủ rừng là nguồn sinh thủy trên lưu vực sông tại thượng lưu sông Bằng Giang, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng; Quản lý không gian tiêu thoát nước, bảo đảm lưu thông dòng chảy trên các sông, suối; Quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất có hoạt động xả nước thải, thu gom, xử lý nước thải đô thị xả vào nguồn nước để bảo đảm chức năng nguồn nước theo quy định; Công bố, quản lý chặt chẽ danh mục các hồ, ao không được san lấp, các hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về da dạng sinh học;…
Quyết định cũng nêu ra 3 nhóm giải pháp chính để thực hiện Quy hoạch, bao gồm: (i) Hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước; (ii) Điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bào đảm an ninh tài nguyên nước; (iii) Ứng dụng khoa học, kỷ thuật để sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm và tái sử dụng nước, quản lý, bào vệ nguồn nước; Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về nguồn nước xuyên biên giới, nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, tái sử dụng nước.
Về tổ chức thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan triển khai tuyên truyền các nội dung trọng tâm của Quy hoạch.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Quy hoạch theo chức năng quản lý nhà nước được giao; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch; định kỳ đánh giá thực hiện Quy hoạch, rà soát, điều chỉnh Quy hoạch theo quy định; Chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, mô hình số để kết nối thông tin, dữ liệu, thực hiện giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông theo quy định; Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền phù hợp chức năng nguồn nước, mục tiêu chất lượng nước và dòng chày tối thiểu theo quy định tại Quyết định này. Thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước bảo dảm chức năng nguồn nước, bào đàm dòng chảy tối thiểu và các nội dung khác của Quy hoạch;…
Các Bộ, ngành khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra.
Ủy ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước tổ chức lập nội dung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Đồng thời, căn cứ điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại từng khu vực, đoạn sông cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ sung chức năng cơ bản của nguồn nước phù hợp với thực tế và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải các nguồn nước nội tỉnh, khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, và lập hành lang bảo vệ nguồn nước; thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định;..
Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch trên địa bàn, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp./.