Nghiệm thu kết thúc dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho một số đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam”

lat_05012017_6Ngày 04/01/2017 tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức buổi nghiệm thu Báo cáo tổng kết, kết thúc dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho một số đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Trung, Trung tâm Dữ liệu quy hoạch và điều tra tài nguyên nước, Trung tâm Kỹ thuật và tư vấn tài nguyên nước thực hiện.

Ngày 04/01/2017 tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức buổi nghiệm thu Báo cáo tổng kết, kết thúc dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho một số đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Trung, Trung tâm Dữ liệu quy hoạch và điều tra tài nguyên nước, Trung tâm Kỹ thuật và tư vấn tài nguyên nước thực hiện.

lat_05012017_6

Tham dự buổi nghiệm thu có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng giám đốc Trung tâm QH&ĐT TNN quốc gia; ông Nguyễn Chí Công – Phó tổng giám đốc, ông Đinh Quang Chức – Phó trưởng ban KH-TC cùng các chuyên gia và lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc Trung tâm.

lat_05012017

Tại buổi nghiệm thu hội đồng đã lắng nghe đại diện của các đơn vị trực thuộc lần lượt trình bày nội dung hoạt động và các kết quả đã đạt được tại cụm 5 đảo: Trà Bản, Thanh Lân, Lý Sơn, Hòn Tre và Hòn Chuối.

lat_05012017_1

Theo đánh giá của các chuyên gia tài nguyên nước về cơ bản dự án thi công tại cụm 5 đảo về cơ bản đã đạt được nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều những nhược điểm cần được khắc phục và rút kinh nghiệm.

-Sau đây là một số góp ý chung đối với kết quả của dự án tại cụm 5 đảo

+ Đánh giá tài nguyên nước mưa: chỉ dựa vào tài liệu của trạm đo trên đảo, không dựa vào nhiều trạm đo lân cận (như trường hợp Trà Bản). Trường hợp trên đảo không có mới sử dụng trạm đo lân cận. Đánh giá tài nguyên nước mưa cần tính lượng mưa trung bình năm với các đại lượng: trung bình năm, trung bình năm với các tần suất khác nhau nhất là 85, 90 và 95% phù hợp với mục đích cung cấp nước. Tài nguyên nước mưa định hướng cho sử dụng cần trừ lượng bốc hơi.

+ Đánh giá tài nguyên nước mặt cần tính được các giá trị ( modun và tổng lượng nước mặt) trung bình, giá trị ứng với tần suất phù hợp với mục đích sử dụng nước. Đánh giá các hồ chứa cần nêu được các thông số về dung tích thiết kế, dung tích thực tế qua các năm sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng của các hồ chứa nhân tạo.

+ Đánh giá trữ lượng tự nhiên nước dưới đất cần trước hết sử dụng kết quả điều tra thực tế, sử dụng các hệ số theo kinh nghiệm là việc bất đắc dỹ, chỉ khi nào không có kết quả điều tra thực tế.

+ Đánh gía trữ lượng có thể khai thác cần được tính toán cụ thể, không nên lấy hệ số kinh nghiệm.

+ Trên bản đồ tài nguyên nước dưới đất, nếu phân chia được các vùng có cấp trữ lượng tiềm năng, trữ lượng có thể khai thác (như trường hợp Lý Sơn) thì việc tính toán chúng phải phù hợp với bản đồ.

+ Đánh giá trữ lượng khai thác theo kết quả bơm thí nghiệm các giếng và lỗ khoan của đề án cần phân tích điều kiện thi công như: có bơm vào mùa khô không, bơm có đạt đến ổn định chưa mới được xếp vào cấp C1.

Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu./.

lat_05012-17_2

lat_05012017_2

lat_05012017_3

lat_05012017_5

lat05012017_4