Danh mục Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2016

Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 3419/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt Danh mục Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở thực hiện năm 2016, theo đó Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia được phê duyệt 05 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở mở mới năm 2016 như sau:
1. Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định lượng nước mặt có thể phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước trong quy hoạch tài nguyên nước”.
2. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt tại các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt”.
3. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất, áp dụng chỉ số tài nguyên nước mặt đánh giá khả năng nguồn nước, phục vụ quy hoạch tài nguyên nước”
4. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành phòng thí nghiệm nghiên cứu chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước”.
5. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất, phục vụ cảnh báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất”.
Mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm giao nộp và thời gian thực hiện các đề tài như sau:
1. Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định lượng nước mặt có thể phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước trong quy hoạch tài nguyên nước”.
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Ngô Đức Trung
1.1. Mục tiêu của đề tài:
– Đưa ra phương pháp xác định lượng nước mặt có thể phân bổ trước khi tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước trong Quy hoạch tài nguyên nước.
– Xác định được lượng nước mặt có thể phân bổ trước khi tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.
1.2. Nội dung chính:
– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về nội dung nghiên cứu;
– Nội dung 2: Nghiên cứu phương pháp xác định lượng nước mặt có thể phân bổ trước khi đem phân bổ cho các ngành dùng nước;
– Nội dung 3: Áp dụng phương pháp, xác định lượng nước mặt có thể phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng;
– Viết Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt).
1.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo các nội dung, báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt;
– Phương pháp xác định lượng nước mặt có thể phân bổ cho các ngành dùng nước;
– Kết quả xác định được lượng nước có thể phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước cho từng tỉnh thuộc lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.
1.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
2. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt tại các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt”.
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hiền
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Ứng dụng công cụ mô hình SWAT trong kỹ thuật đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt tại các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt nhằm khai thác hiệu quả số liệu quan trắc tài nguyên nước mặt phục vụ công tác đánh giá tài nguyên nước.
2.2. Nội dung chính:
– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về công cụ kỹ thuật đánh giá tài nguyên nước mặt;
– Nội dung 2: Nghiên cứu phương pháp đánh giá tài nguyên nước mặt bằng mô hình SWAT;
– Nội dung 3: Áp dụng công cụ mô hình SWAT đánh giá tài nguyên nước mặt trên các sông đặt trạm;
– Viết Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt).
2.3. Sản phẩm giao nộp:
– Bộ số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài: số liệu về địa hình, thảm phủ, số liệu quan trắc tài nguyên nước, số liệu khí tượng thuỷ văn;
– Bộ mô hình SWAT tính toán đánh giá tài nguyên nước trên các vùng nghiên cứu;
– Kết quả đánh giá tài nguyên nước trên các sông đặt trạm Đức Xuyên và An Thạnh;
– Báo cáo Tổng kết đề tài và báo cáo tóm tắt đề tài.
2.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
3. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất, áp dụng chỉ số tài nguyên nước mặt đánh giá khả năng nguồn nước, phục vụ quy hoạch tài nguyên nước”
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Kỹ thuật và Tư vấn tài nguyên nước
+ Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Phạm Thị Hồng Nhung
3.1. Mục tiêu của đề tài: 
Xác định bộ chỉ số đánh giá khả năng nguồn nước mặt cho lưu vực sông Sêrêpôk.
3.2. Nội dung chính: 
– Nội dung 1: Tổng quan các nghiên cứu về chỉ số đánh giá khả năng của nguồn nước mặt trên thế giới và Việt Nam
– Nội dung 2: Xác định bộ chỉ số đánh giá khả năng của nguồn nước mặt cho lưu vực sông Sêrêpôk.
+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Sêrêpôk;
+ Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn bộ chỉ số đánh giá khả năng của nguồn nước mặt thích hợp cho lưu vực sông Sêrêpôk;
+ Kết quả tính toán bộ chỉ số đánh giá khả năng của nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sêrêpôk;
+ Hướng dẫn sử dụng, tính toán bộ chỉ số đánh giá khả năng của nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sêrêpôk.
– Nội dung 3: Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
3.3. Sản phẩm giao nộp: 
– Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, báo cáo các nội dung nghiên cứu;
– Bộ chỉ số đánh giá khả năng nguồn nước mặt cho lưu vực sông Sêrêpôk và kết quả tính toán;
– Hướng dẫn sử dụng bộ chỉ số đánh giá khả năng nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sêrêpôk.
3.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
4. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành phòng thí nghiệm nghiên cứu chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước”.
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Trần Văn Dũng
4.1. Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng các quy trình vận hành phòng thí nghiệm (PTN) nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực kĩ thuật của các cán bộ làm việc trong PTN đáp ứng được các yêu cầu phát triển của Trung tâm.
4.2. Nội dung chính:
– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan một số phòng thí nghiệm trên thế giới và Việt Nam;
– Nội dung 2: Xây dựng hệ thống quản lý vận hành phòng thí nghiệm;
– Nội dung 3: Xây dựng quy trình phân tích mẫu nước;
– Viết báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài.
4.3. Sản phẩm giao nộp:
– Hướng dẫn tiếp nhận mẫu; hướng dẫn phân loại mẫu; hướng dẫn bảo quản mẫu; hướng dẫn lưu mẫu; hướng dẫn lưu hồ sơ; hướng dẫn vận hành, sử dụng các thiết bị chính; hướng dẫn nội quy PTN; hướng dẫn trả kết quả và các bản mô tả công việc cho từng vị trí;
– Quy trình phân tích Anion (NO3, NO2, Cl, SO42-, HCO3, CO32-;
– Quy trình phân tích Cation;
– Quy trình phân tích mẫu nhiễm bẩn (NH4+, NO3, NO2, COD, PO43-);
– Quy trình phân tích vi lượng (Mn, Phenol, CN-, Cr, Cu, Pb, Zn, As, Hg, Cd);
– Quy trình phân tích sắt chuyên môn (Fe2+, Fe3+).
4.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
5. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất, phục vụ cảnh báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất”.
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Thân Văn Đón
5.1. Mục tiêu của đề tài:
– Xây dựng được tiêu chí đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất theo tháng phục vụ cảnh báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng Bắc Bộ;
– Dự thảo hướng dẫn đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất đất theo tháng khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đảm bảo đánh giá khách quan dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện cảnh báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất hiện nay.
5.2. Nội dung chính:
– Nội dung 1 : Tổng quan chung về công tác đánh giá chất lượng bản tin dự báo tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam.
– Nội dung 2 : Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng bản tin dự báo tài nguyên nước dưới đất theo tháng khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.
– Nội dung 3: Dự thảo hướng dẫn đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất theo tháng khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.
– Viết Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt).
5.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo các nội dung nghiên cứu, Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt;
– Tiêu chí đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất theo tháng khu vực đồng bằng Bắc Bộ;
– Dự thảo hướng dẫn đánh giá chất lượng dự báo tài nguyên nước dưới đất theo tháng khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
5.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
(Thanh Loan- VP NAWAPI)