Nghiên cứu thành lập bộ bản đồ phân vùng nước nhạt các tầng chứa nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Bản đồ phân vùng nước nhạt thể hiện các nội dung chủ yếu như sau:

+ Đường đẳng cao đáy tầng trầm tích chứa nước; như vừa nêu trên, đây chính là ranh giới phân chia địa tầng của TCN chứa nước nghiên cứu với thành hệ nằm dưới liền kề;

+ Vị trí RM trong TCN nghiên cứu;

+ Vùng phân bố nước nhạt của TCN nghiên cứu.

Ngoài ra, còn lập bản đồ cấu trúc đáy trầm tích Neogen-Đệ tứ, trên đó thể hiện vùng phân bố trầm tích Miocen giữa-trên, đường đẳng cao đáy trầm tích N-Q và các đứt gãy [4]. Tầng Miocen giữa-trên là trầm tích lót đáy địa tầng N-Q ở vùng ĐBSCL

Qua nghiên cứu, đề tài đã thành lập được các bộ bản đồ phân vùng nước nhạt cho các tầng chứa nước của cùng ĐBSCL:

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Holocen (qh)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên (qp2-3)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Pliocen giữa (n22)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Pliocen dưới (n21)

– Bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Miocen trên (n13)

b9_1_dt2

Mô hình cấu trúc đáy trầm tích (hình trái) và bản đồ phân vùng nước nhạt tầng chứa nước Holocen 

Khảo sát các bản đồ phân vùng nước nhạt và mô hình cấu trúc đáy các tầng trầm tích, có thể đưa ra các nhận xét như sau:

+ Hình thái cấu trúc bề mặt các ranh giới trong trầm tích tuổi N đơn giản hơn so với các bề mặt ranh giới trong trầm tích tuổi Q, mức độ lồi lõm mang tính khu vực, phản ánh các xu thế thay đổi chính về độ sâu ranh giới trong toàn vùng nghiên cứu; còn các bề mặt ranh giới trong trầm tích có độ sâu biến động mạnh. Điều này phù hợp với nhận định của các nghiên cứu trước đây [4], [14], …Tuy nhiên, thực tế này có thể cũng phản ánh về lượng và chất của các tài liệu sử dụng!

+ TCN Plesitocen giữa-trên (trong trầm tích Q) và Pliocen dưới (trong trầm tích N) có diện tích phân bố nước nhạt lớn nhất; trong đó TCN Pleistocen giữa-trên với ưu điểm nằm nông và Pliocen dưới thường có chất lượng nước tốt (ít sắt). Hai TCN này cũng là những đối tượng được quan tâm khai thác nhiều