Đi tìm giải pháp cho việc phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Trong những năm qua, bên cạnh việc gia tặng hạn hán ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thì nơi đây, hiện tại còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đó là hiện tượng xâm nhập mặn xuất hiện và lan rộng ở nhiều nơi.

Xâm nhập mặn không những làm khan hiếm nguồn nước ngọt mà còn làm giảm diện tích đất canh tác, sản xuất nông, ngư nghiệp. Hiện tượng xâm nhập mặn được đánh giá chủ yếu do suy giảm dòng chảy từ các sông ra biển. Nguyên nhân đến từ cả thiên nhiên và các hoạt động của con người. Theo thống kê thì hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra mạnh cho cả nước mặt và nước dưới đất ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam và Đà Nẵng. Trong đó, các sông và vùng nước dưới đất bị ảnh hưởng lớn bởi xâm nhập mặn gồm khu vực Sông Cái ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận, sông Lũy ở Bình Thuận và sông Vu Gia Thu Bồn ở Quảng Nam, Đà Nẵng.
DL67

Với những thực tế khó khăn về tài nguyên nước tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhằm giải quyết triệt để nạn thiếu nước sinh hoạt luôn thường trực mõi khi mùa khô đến, và để đảm bảo an ninh nguồn nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ứng phó với biển đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.

Dự án sẽ tiếp thu, kế thừa các kết quả nghiên cứu, khảo sát, điều tra, đánh giá trong các giai đoạn trước đây từ các cơ quan địa phương, trung ương để làm cơ sở phân tích, lựa chọn đối tượng điều tra, đánh giá hạn hán, xâm nhập mặn, tài nguyên nước và các công tác khác có liên quan. Đảm bảo tính thống nhất, phát huy đối đa hiệu quả của dự án trong cấp nước, phát triển nguồn nước, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo và quả lý nguồn nước trong vùng nghiên cứu.

Sau khi triển khai, hiệu quả về mặt xã hội thực tiễn nhất mà dự án mang lại cho các địa phương trong vùng xảy ra hiện tượng khô hạn, xâm nhập mặn là điều tra, đánh giá được các nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, đủ số lượng, đạt chất lượng để khai thác cấp nước, góp phần làm giảm khó khăn, tạo điều kiện cho việc phát triển cho các vùng khô hạn và xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Dự án được thực hiện sẽ góp phần triển khai có hiệu quả và thực chất chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững./.

(Mai Phú Lực)