Kon Tum là tỉnh miền núi, thuộc Bắc Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với 142 km đường biên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với 74 km đường biên, phía Nam giáp tỉnh Kon Tum với 203 km đường biên và phía Tây giáp Lào và Campuchia với 275 km đường biên giới. Tỉnh Kon Tum thuộc miền địa chất thủy văn (ĐCTV) Nam Trung Bộ.
Dự án “Biên hội –thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” – tỉnh Kon Tum được Tiến sĩ Ngô Tuấn Tú và cộng sự thực hiện công tác biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 tỉnh Kon Tum. Kết quả tính toán cho thấy tài nguyên dự báo nước dưới đất thuộc loại nghèo và chỉ tập trung vào các tầng chứa nước Pliocen, Pleistocen và ít hơn là tầng Holocen
Vì vậy, vấn đề bảo vệ nước dưới đất là nhiệm vụ quan trọng và trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:
– Tiếp tục củng cố và tăng cường tổ chức quản lý từ tỉnh đến các huyện thị, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và môi trường liên quan; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát nhằm sớm lập lại trật tự trong việc điều tra, thăm dò khai thác nước dưới đất; ngăn chặn, xử lý kịp thời những hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.
– Tiến hành việc kiểm kê, tập hợp đầy đủ các nguồn tài liệu hiện có, thành lập cơ sở dữ liệu thống nhất về tài nguyên nước nói chung và NDĐ nói riêng cho toàn khu vực, nhằm nâng cao công tác quản lý và kiểm soát về số lượng và chất lượng NDĐ.
– Kiểm soát việc cấp phép việc khoan khai thác nước dưới đất. Bảo vệ tốt các lỗ khoan và khi không sử dụng các lỗ khoan phải được lấp Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Tăng cường công tác kiểm soát việc xả thải và xử lý chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,… Xây dựng hệ thống thu gom, tách, xử lý nước thải theo quy định. Không xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước.
– Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý số liệu các trạm quan trắc quốc gia tài nguyên nước vùng Tây Nguyên (trong đó có tỉnh Kon Tum), từ đó đưa ra các cảnh báo, dự báo về số lượng, chất lượng tài nguyên nước vùng nghiên cứu. Tiến hành xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường của tỉnh (trong đó có các công trình quan trắc về tài nguyên nước).
– Có thể tăng nguồn bổ cập cho nước dưới đất bằng cách xây dựng các đê, rãnh thu nước theo đường đồng mức trên các sườn dốc để lưu giữ nước mưa. Xây dựng đập chắn nước tạo hồ thu nước nhỏ, hoặc hành lang thu nước để thu hồi sự thất thoát của dòng ngầm. Giải pháp này có thể áp dụng cho mọi nơi có địa hình thuận lợi trên các cao nguyên bazan. Có thể tăng lượng tích chứa (khối nước tĩnh) bằng cách đưa nước vào tầng sâu qua hệ thống lỗ khoan để lưu giữ nước, tạo “bể chứa nước ngầm nhân tạo” trong tầng chứa nước bazan.