Phương pháp ĐSĐ thường được sử dụng với nhiều kiểu bố trí hệ cực đo khác nhau. Khi đo, các hệ cực được mở rộng dần để dòng điện thấm sâu xuống đất và chạy qua các lớp đất đá khác nhau phân bố theo chiều sâu. Nhờ đó có thể đo được giá trị ĐTS phản ánh sự thay đổi trong tính chất điện của các lớp đất phẩn hồi trong số liệu đo.
Sơ đồ bố trí hệ cực phát – thu AMNB ngoài trời
Trong phương pháp ĐSĐ với hệ cực Schlumberger / Wenner: có 4 điện cực được sử dụng, gồm 2 điện cực A và B phát dòng điện xuống đất và hai điện cực M và N thu hiệu điện thế phản hồi. Ngoài thực địa, 4 điện cực được bố trí theo thứ tự A, M, N và B, thẳng hàng và đối xứng xung quanh vị trí điểm đo. Sau lần đo đầu tiên, các điện cực AMNB được mở rộng đối xứng sang hai phía (duy trì tương quan AB ≥ 3MN đối với hệ cực Schlumberger và tương quan AM = MN = NB đối với hệ cực Wenner).
Hiện nay có nhiều chương trình máy tính xử lý tài liệu ĐSĐ được phát triển và ứng dụng trong thực tế; mô hình trong hình dưới đây là kết quả phân tích mô hình bằng chương trình Rinvert 2.1 do công ty C Vsion phát triển. Báo cáo kết quả phân tích mô hình kết xuất từ chương trình Rinvert 2.1 có dạng như sau:
Báo cáo kết quả phân tích mô hình điện trở suất đo sâu điện – kết xuất từ Chương trình Rinvert 2.1
Tóm lại, bài toán lý thuyết của phương pháp ĐSĐ được đặt ra và giải cho môi trường phân lớp nằm ngang về tính chất dẫn điện (còn gọi là lớp địa điện). Thông thường, trong một giới hạn nhất định về không gian và về yêu cầu của độ chính xác, tính dẫn điện bên trong mỗi lớp trầm tích tương đối ổn định. Điều này cho phép coi môi trường dưới đất có tính phân lớp nằm ngang nên có thể áp dụng phương pháp ĐSĐ để nghiên cứu chúng.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL |
Đồng bằng sông Cửu Long |
ĐC |
Địa chất |
ĐCTV |
Địa chất thủy văn |
ĐSĐ |
Đo sâu điện |
ĐTS |
Điện trở suất |
ĐVL |
Địa vật lý |
ĐVLLK |
Địa vật lý lỗ khoan |
LK |
Lỗ khoan |
M |
Độ tổng khoáng hóa |
NDĐ |
Nước dưới đất |
PDA |
Phần mềm ứng dụng địa vật lý |
RM |
Ranh giới mặn |
TCN |
Tầng chứa nước |