Hiện trạng mạng quan trắc tài nguyên nước mặt trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum

Việc quan trắc khí ­tượng thủy văn ở Tây Nguyên nói chung và trên 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum nói riêng, chậm hơn so với các vùng khác. Trước năm 1975, trên khu vực Bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum) chỉ có một số ít trạm Khí tượng – Thủy văn ở một vài thị xã, thị trấn và trên một số sông lớn. Từ sau năm 1975, nhất là từ  1977 trở lại đây, ngành Khí tượng Thủy văn đã xây dựng ­được mạng l­ưới trạm quan trắc Thủy văn tương đối đều và quan trắc liên tục ở khu vực 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Hiện nay, trong khu vực 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum có 8 trạm thủy văn và 5 trạm khí tượng, gồm:

– Trạm thủy văn cấp I: có 5 trạm là An Khê, PMơ Rê, Đăk Mốt, Kon Plongm, Kon Tum và Trung Nghĩa (trạm này ngừng quan trắc từ 1998 do ảnh hưởng ngập nước của hồ thủy điện Yaly). Các trạm mày quan trắc các yếu tố: mực nước (H), lưu lượng (Q), lượng phù sa (R), nhiệt độ nước và không khí (T), lượng mưa (X).

– Trạm thủy văn cấp III: có 2 trạm là Ayunpa và Đăk Tô. Các trạm này quan trắc các yếu tố: mực nước, nhiệt độ nước và không khí; lượng mưa.

Ngoài ra, trên tỉnh Gia Lai còn có trạm quan trắc tài nguyên nước Ayun Hạ, trên sông Ayun do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung quản lý và vận hành từ năm 2013. Trạm Ayun Hạ tiến hành quan trắc các chỉ tiêu H, Q, R, T và thành phần hóa học nước sông Ayun.

– Trạm khí tượng: gồm có 5 trạm là Đăk Tô, Kon Tum, PleiKu, An Khê và Aynpa. Các trạm khí tượng quan trắc các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió và lượng bốc hơi.

Ngành Khí tượng Thủy văn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đặc biệt là trong công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.

b7_11

Bản đồ lưu vực sông Ba

Thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản khí tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp và thủy văn (gọi chung là khí tượng thủy văn) trên khu vực Tây Nguyên nói chung và 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum nói riêng, Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, đơn vị quản lý và vận hành các trạm thủy văn đã nêu ở các phần trên.

b7_2

Sơ đồ hệ thống lưu vực sông Sê San

Với chuỗi số liệu quan trắc trong mấy thập kỷ qua của 7 trạm quan trắc thủy văn được bố trí trên các lưu vực sông quan trọng của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là cơ sở cho thiết kế các hồ thủy điện lớn trên 2 lưu vực sông Ba và sông Sê San.

Nguồn tài liệu quan trắc thủy văn trong thời gian qua đã sử dụng tốt cho công tác quy hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt trong vùng nghiên cứu, góp phần vào việc đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực Bắc Tây Nguyên.

Kết quả quan trắc hàng năm đã được tổng hợp, xử lý và thực hiện công tác chỉnh biên, đánh giá các đặc trưng quan trắc cho các trạm cấp I, bao gồm: lượng mưa, nhiệt độ nước và không khí, mực nước, lưu lượng nước, hàm lượng chất lơ lửng và lưu lượng chất lơ lửng; cho các trạm cấp 3, bao gồm: lượng mưa, mực nước, nhiệt độ nước và không khí.

Tài liệu quan trắc thủy văn đã tạo nên bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, quy hoạch tài nguyên nước, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực Bắc Tây Nguyên