Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc vùng phía Bắc đang trên đà đổi mới và phát triển của cả nước, nền kinh tế tỉnh Lạng Sơn không ngừng lớn mạnh. Nhu cầu nước cho ăn uống sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, khu tập trung dân cư, các đô thị và nước phục vụ cho sản xuất, quốc phòng an ninh là một nhu cầu bức thiết, tạo đà cho kinh tế – xã hội phát triển cần đặc biệt quan tâm giải quyết.
Thời gian qua, việc tìm kiếm nguồn nước để cung cấp nước sinh hoạt ở các xã vùng cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện. Thông qua các chương trình mục tiêu như: 134, 135, chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, công trình đầu tư xây dựng từ các tổ chức phi Chính phủ… đã mang lại những hiệu quả nhất định. Nhưng tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra, nhất là vào mùa khô hạn (30-40% số dân ở nông thôn thiếu nước sinh hoạt về mùa khô).
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành khảo sát thực tế, rà soát nhu cầu, tổng hợp đầy đủ thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng nước sinh hoạt tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn, đề xuất điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất.
Dự án số 1: “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao,vùng khan hiếm nước”- tỉnh Lạng Sơn thuộc Chương trình: “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”.
Để bảo vệ các nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt Dự án đã xác định ranh giới, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh công trình lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp nước dưới đất theo các tiêu chí kỹ thuật nhằm phòng ngừa các tác nhân gây ô nhiễm chất lượng của nguồn nước (trực tiếp, gián tiếp), suy giảm trữ lượng của công trình khai thác nước dưới đất. Các vùng bảo vệ được xác định theo 3 đới như sau:
– Đới bảo vệ thứ nhất (Đới I) (Immediate Protection Zone): Đây là “đới lõi” có các giới hạn an ninh nghiêm ngặt nhất nhằm bảo vệ giếng khai thác trước các nguy cơ ô nhiễm trực tiếp (Khu vực nhà trạm).
– Đới bảo vệ thứ hai (Đới II) (Inner): Là diện tích liền kề với đới bảo vệ thứ nhất. nhằm bảo vệ công trình khai thác khỏi bị nhiễm bẩn hóa học và vi trùng (Vùng bảo hộ vệ sinh công trình lấy nước sinh hoạt).
– Đới bảo vệ thứ ba (Đới III) (Wider): Là diện tích bao bên ngoài đới thứ hai bao gồm cả miền cung cấp của tầng chứa nước nhằm đảm bảo duy trì số lượng và chất lượng nước dưới đất thỏa mãn nhu cầu dùng nước (Vùng bảo vệ miền cấp nước dưới đất).
Ngoài ra, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 quy định: “Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt”, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất cũng đã được quy định tại Điều 6, Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT như sau:
– Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10 m3/ng đêm đến dưới 3.000 m3/ng đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20m tính từ miệng giếng;
– Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000 m3/ng đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng.
Như vậy, để xác định vùng bảo hộ vệ sinh cho các công trình lấy nước sinh hoạt cần phải tính toán phạm vi của đới bảo vệ thứ hai (Đới II) hay còn gọi là đới có bán kính là “đường 50 ngày”.
Phương pháp tính toán phạm vi Đới II như sau:
Đối với công trình khai thác trong tầng chứa nước khe nứt:
Xác định bán kính Đới II (xác định khoảng cách di chuyển của nước ngầm trong vòng 50 ngày, với vận tốc thực từ đường biên đới bảo vệ đến giếng khai thác) được tiến hành bởi công thức:
Trong đó :
r – Bán kính Đới II, m;
ne – Độ rỗng hữu hiệu của đất đá chứa nước, %;
Q50 – Khối lượng nước khai thác của giếng trong 50 ngày, m3;
m – Chiều dày tầng chứa nước, m.
Bảng 4. 1: Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp cho các công trình tỉnh Lạng Sơn
STT |
Vùng nghiên cứu |
Số hiệu lỗ khoan | Đối tượng nghiên cứu | Bán kính vùng BHVS tính từ công trình khai thác | Phạm vi vùng BHVS đới III (km2) | |
Đới I (m) |
Đới II (m) |
|||||
1 |
Trấn Yên | VCLS1 | c-p | 20 | 29,1 | 9,85 |
2 | VCLS2 | c-p | 20 | 25,3 |
9,85 |
|
3 |
VCLS3 | c-p | 20 | 27,8 | 9,85 | |
4 | VCLS4 | c-p | 20 | 27,5 |
9,85 |
|
5 |
Vạn Linh | VCLS5 | c-p | 20 | 29,1 | 19,5 |
6 | VCLS6 | c-p | 20 | 34,3 |
19,5 |
|
7 |
VCLS7 | c-p | 20 | 38,5 | 19,5 | |
8 | VCLS8 | c-p | 20 | 36,6 |
19,5 |
|
9 | Gia Lộc | VCLS9 | c-p | 20 | 244,0 |
4,7 |
10 |
VCLS10 | c-p | 20 | 139,0 | 4,7 | |
11 | VCLS11 | c-p | 20 | 139,0 |
4,7 |
|
12 |
Vũ Lễ | VCLS12 | d1-2 | 20 | 21,2 | 2,8 |
13 |
VCLS13 | d1-2 | 20 | 21,7 | 2,8 | |
14 | VCLS14 | c-p | 20 | 30,9 |
4,9 |
|
15 | VCLS15 | c-p | 20 | 25,8 |
4,9 |
|
16 |
Tân Văn | VCLS16 | c-p | 20 | 30 | 6,28 |
17 | VCLS17 | c-p | 20 | 30 |
6,28 |
|
18 |
Chiến Thắng – Vũ Sơn | VCLS18 | c-p | 20 | 23,9 |
6,3 |
19 | VCLS19 | c-p | 20 | 24,1 |
6,3 |
|
20 |
Yên Vượng | VCLS20 | c-p | 20 | 357,0 |
8,3 |
21 |
VCLS21 | c-p | 20 | 177,0 | 8,3 | |
22 | Hữu Liên | VCLS22 | c-p | 20 | 153,0 |
5,0 |
23 |
VCLS23 | c-p | 20 | 155,0 | 5,0 | |
24 | Tân Đoàn-Tràng Phái | VCLS25 | c-p | 20 | 20,9 |
7,2 |
25 |
Yên Thịnh | VCLS26 | c-p | 20 | 355,0 | 9,0 |
26 | VCLS27 | c-p | 20 | 250,0 |
9,0 |
|
27 |
Mông Ân | VCLS32 | c-p | 20 | 25,7 | 4,5 |
28 | VCLS33 | c-p | 20 | 24,7 |
4,5 |
|
29 |
Tri Phương | VCLS34 | d1-2 | 20 | 214,0 | 7,1 |
30 | VCLS35 | d1-2 | 20 | 148,0 |
7,1 |
|
31 |
Tri Lễ | VCLS36 | c-p | 20 | 160,0 |
2,3 |
32 | VCLS37 | c-p | 20 | 261,0 |
2,3 |
Trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của công trình lấy nước sinh hoạt, để bảo đảm phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, công trình lấy nước, những hoạt động sau đây bị cấm: Cấm xe cộ và người đi bộ; cấm trồng trọt, chăn nuôi; cấm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật; cấm hoạt động liên quan đến chất thải phóng xạ; cấm tích chứa xăng dầu, xả thải và chôn lấp chất thải lỏng, chất thải rắn; cấm xây dựng các công trình tiêu thoát nước thải qua diện tích bảo vệ; cấm xây dựng nghĩa trang, chôn lấp chất thải, chôn lấp chất nổ; cấm các hoạt động khai thác mỏ trên mặt và ngầm; cấm các hoạt động diễn tập quân sự, gây nổ.
Ngoài phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của các công trình lấy nước sinh hoạt, việc bảo vệ duy trì số lượng và chất lượng của nguồn nước dưới đất là việc cần thiết đối với mỗi công trình khai thác. Phạm vi của của vùng bảo vệ này được xác định theo vùng bổ cập của công trình khai thác (Đới III), cụ thể là lưu vực/tiểu lưu vực đối với nguồn nước trong đá nứt nẻ.
Trong phạm vi vùng bảo vệ miền cấp của công trình khai thác nước dưới đất, để bảo đảm duy trì số lượng, chất lượng nguồn nước, những hoạt động sau đây bị cấm: Cấm xây dựng nghĩa trang, chôn lấp chất thải, chôn lấp chất nổ; cấm các hoạt động khai thác mỏ trên mặt và ngầm; cấm các hoạt động diễn tập quân sự, gây nổ; cấm chăn thả gia súc, gia cầm quy mô lớn.