Thẩm định báo cáo kết quả thực hiện dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”

IMG_6942Sáng ngày 02/11/2018 đã diễn ra Hội thảo kết quả thực hiện dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”. Tham dự Hội thảo có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG – Chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có các chuyên gia, đại diện đến từ Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học tài nguyên nước; Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước; Trường đại học Mỏ – Địa chất; Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường cùng các lãnh đạo của các đơn vị tham gia thực hiện dự án.

Mở đầu Hội thảo, ông Vũ Thanh Tâm thay mặt nhóm thực hiện dự án báo cáo kết quả thực hiện của dự án sau khi đã sửa đổi theo góp ý của hội đồng ngày 24/10. Nguyên tắc thành lập bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:200.000 cho 63 tỉnh như sau:
– Dựa trên số liệu quan trắc lưu lượng mùa kiệt thu từ mạng lưới các trạm quan trắc thủy văn (đối với vùng núi) và nước dưới đất (đối với vùng đồng bằng) trên toàn quốc.
– Ở những nơi đã có mô hình số nước dưới đất như đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng Nam Bộ, thay vì chỉ sử dụng số liệu quan trắc, mô đun dòng ngầm được tính theo kết quả mô hình số nước dưới đất và được hiệu chỉnh lại theo số liệu quan trắc mới nhất.
– Đối với những nơi không có số liệu quan trắc, mô đun dòng ngầm được tính quy đổi từ lượng bổ cập từ mưa dựa trên lượng mưa trung bình năm, độ dốc địa hình, đặc điểm thảm phủ thực vật, thạch học lớp phủ trên cùng và vỏ phong hóa.

 Nôi dung thể hiện trên bản đồ và chú giải:
– Các thông tin cơ bản: các ký hiệu thạch học, các đơn vị chứa nước, tầng chứa nước, tuổi địa chất;
– Mạng lưới các trạm quan trắc;
– Đường đẳng mô đun;
– Các ký hiệu khác

 Sau khi nghe báo cáo, PGS.TS Phạm Quý Nhân thấy rằng báo cáo có cơ sở pháp lý rõ ràng, tuy nhiên cần bổ sung thêm các quyết định điều chỉnh. Sản phẩm đầy đủ về chủng loại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, hình thức sạch đẹp rõ ràng, khối lượng công việc lớn nhưng đã thi công và đảm bảo tiến độ. Ông cũng đánh giá rất cao sự nỗ lực của tập thể tác giả trong việc đảm bảo tiến độ. Cần chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo góp ý của người đọc để trình lên cấp cao hơn.

 Đồng quan điểm với PGS.TS Phạm Quý Nhân, PGS.TS Đoàn Văn Cánh cũng thấy rằng: sản phẩm của của dự án đã phân chia được địa tầng, xác định được tiềm năng nước dưới đất và xuất bản được các bản đồ. Nôi dung đầy đủ, hình thức báo cáo sạch đẹp. Tuy nhiên, cần rà soát lại các khái niệm, các công thức, các cơ sở tính toán và số liệu tính toán trước khi trình lên cấp cao hơn để thông qua.

 Cùng quan điểm trên, toàn thể hội thảo cũng đã nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng, hoàn thiện dự án và đánh giá cao sự lỗ lực cố gắng của tập thể tác giả để có thể cho ra sản phẩm. Toàn thể Hội thảo đồng ý với kết quả của dự án, tuy nhiên cũng cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cũng như thể thức, bố cục báo cáo.

 Ông Vũ Thanh Tâm thay mặt tập thể tác giả cảm ơn các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm thực hiện sẽ tiếp thu, chọn lọc, xem xét, sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện dự án.

 Kết luận tại Hội thảo, ông Tống Ngọc Thanh cảm ơn những góp ý quý báu của các chuyên gia và đề nghị tập thể các tác giả, tổ thực hiện dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” cần tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện Báo cáo tổng kết của dự án.

 Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

IMG_6954

IMG_6952

IMG_6967

IMG_6926

(TTDLTNN)