Sóc Trăng – Điểm sáng ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là một trong mười tỉnh của cả nước chịu tác động nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một trong những tỉnh còn khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ cũng như sự quyết tâm, đồng sức đồng lòng của toàn thể nhân dân trong tỉnh, Sóc Trăng hiện là một trong những điểm sáng của cả nước đối với vấn đề ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Sóc Trăng cũng thu hút được nhiều dự án nghiên cứu, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước trong vấn đề bảo vệ nước dưới đất và ứng phó với xâm nhập mặn. Một trong những dự án đó là dự án IGPVN: Tăng cường bảo vệ nước ngầm, một dự án Chính phủ giữa Việt Nam và CHLB Đức mà đại diện là  Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia và Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) phối hợp thực hiện. Dự án đã góp phần giúp cho Sóc Trăng đưa ra những giải pháp cụ thể, hỗ trợ địa phương trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong khu vực.
DL164

Với chế độ thủy triều có các đặc điểm là đỉnh triều cao, chân thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều. Tại Sóc Trăng, phần lớn thời gian trong năm, các dòng chảy hầu hết trên các kênh rạch là dòng chảy hai chiều. Do đặc điểm này, về mùa mưa, hiện tượng ngập úng xảy ra cho các vùng trũng của tỉnh. Ngược lại về mùa khô, phần lớn diện tích của tỉnh đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn (ranh giới mặn 1‰ thường ở An Lạc Thôn – Kế Sách).

Xâm nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp từ năm này qua năm khác. Nồng độ mặn thay đổi theo từng năm 39 phụ thuộc vào lượng nước sông Mê Công chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian.

Tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành xây dựng danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của kế hoạch hành động là đánh giá mức độ của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tài nguyên môi trường, lồng ghép được các nội dung quan trọng trong kế hoạch giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chương trình, dự án phát triển của địa phương, đồng thời hướng dẫn xây dựng và lựa chọn các giải pháp đối với từng lĩnh vực, bao gồm cả các chính sách, chương trình và dự án đầu tư.

Một số giải pháp ứng phó được đề xuất và thực hiện tại Sóc Trăng trong thời gian qua như:

–  Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn Hệ thống cống ngăn mặn tỉnh Sóc Trăng nằm trong tổng thể hệ thống thủy lợi của tỉnh, có tác dụng điều tiết nguồn nước mặn – ngọt phục vụ đa mục tiêu cho các hoạt động của tỉnh Sóc Trăng, việc điều tiết hiệu quả hệ thống cống này xuất phát từ việc đầu tư một hệ thống thủy lợi đồng bộ và phù hợp với phương châm đa mục tiêu của tỉnh.

– Kiểm soát việc khai thác nước ngầm, hạn chế mức độ nhiễm mặn của nước ngầm: Khoan đúng kỹ thuật: Cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất, do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan (đơn vị có giấy phép hành nghề khoan giếng); Trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước mặn vào tầng chứa nước ngầm

– Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp trên cơ sở mức độ nhiễm mặn và thời gian duy trì mặn. Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn.

Hiện nay, Sóc Trăng đã thích nghi được với hiện tượng xâm nhập mặn và đã có thể chủ động phòng, chống để hạn chế ở mức thấp nhất những ảnh hưởng do xâm nhập mặn gây ra. Tuy mới chỉ là thành công bước đầu nhưng đây cũng là một trong những tín hiệu lạc quan, giúp cho chính quyền và nhân dân trong tỉnh chủ động, vững tin và phát huy tốt những thành quả mà mình đã đạt được trong thời gian qua.