Sự cần thiết xây dựng chỉ số đánh giá suy giảm nguồn nước phục vụ cho công tác cảnh báo tài nguyên nước dưới đất

Đối với công tác dự báo tài nguyên nước nước dưới đất được tiến hành trên toàn quốc tại các vùng quan trắc đã có mạng quan trắc quốc gia như vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Đối với các bản tin định kỳ tháng, quý, năm và các bản tin chuyên đề về suy giảm mực nước và dự báo xâm nhập mặn phục vụ quản lý tài nguyên nước và an sinh xã hội. Tuy nhiên phần lớn các bản tin thông báo, cảnh báo và dự báo nước dưới đất chỉ mới đưa ra được những con số về mực, sự biến động dâng cao hạ thấp mà chưa đưa ra được những cảnh báo, khuyến cáo cụ thể về nguy cơ đối với suy thoái nguồn nước dưới đất. Chính vì vây việc nghiên cứu xây dựng được bộ chỉ số đánh giá suy giảm nguồn nước dưới đất phục vụ cho công tác cảnh báo tài nguyên nước dưới đất là hết sức có ý nghĩa và cần thiết.
Vấn đề về suy thoái trữ lượng dưới đất
Ở Việt Nam hiện nay chưa có chỉ số cụ thể về chỉ số suy thoái của nước dưới đất, tuy nhiện việc đánh giá suy giảm nguồn nước dưới đất cũng được thể hiện qua một số nghiên cứu gần đây, một số tác giả cũng thể hiện sự suy thoái mực nước dưới đất thông qua một số chỉ số như mực thay đổi mực nước, tốc độ hạ thấp mực nước, thay đổi diện tích phễu hạ thấp mực nước….
Để thể hiện sự suy thoái mực nước dưới đất vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm tác giả Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước cũng đã xây dựng bản đồ về biến động mực nước dưới đất qua các giai đoạn từ 1995 – 2013, 2000 – 2013 và 2012 -2013. Trong đó bản đồ khoanh vùng biến động mực nước giai đoạn 1995-2013 dựa trên số liệu thống kê trung bình năm của 109 công trình quan trắc của mạng Hà Nội và mạng quan trắc quốc gia. Khoảng 37% diện tích tầng chứa nước có mực nước hạ thấp hơn 4m tính từ năm 1995 đến năm 2013, bao gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Các khu vực có mực nước hạ thấp trên 8 mét đã xảy ra ở Hà Nội và Nam Định, đặc biệt ở Hà Nội xuất hiện diện tích nhỏ với sự suy giảm mực nước nhiều hơn 10m.
27dth1
Trong các bản tin chuyên đề về tài nguyên nước dưới đất cũng đề cập đến quá trình suy thoái mực nước của các tỉnh thông qua chỉ số về tốc độ hạ thấp bình quân tính theo năm để phân ra các vùng có tốc độ suy thoái mực nước lớn, vừa và nhỏ trong 5 năm tới nhằm cảnh báo cho chính quyền địa phương.
* Trong báo cáo “Kết quả quan trắc động thái NDĐ thành phố Hà Nội” từ các năm trước 2014, do tập thể tác giả Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước thực hiện. Trong đó kết quả quan trắc mực nước dưới đất cho các tầng chứa nước thành phố Hà Nội bên cạnh việc thể hiện bằng các đồ thị thể hiện sự suy giảm mực nước tại từng công trình, sự suy giảm mực nước dưới đất khu vực nội thành Hà Nội còn được thể hiện ở diện tích các phễu hạ thấp mở rộng dần theo thời gian. Hình 10 thể hiện diện tích các phễu hạ thấp có cao độ mực nước thấp hơn 0m; 8m và 14m so với mực nước biển trung bình.
27dth2_FILEminimizer
Vấn đề về suy thoái về chất lượng (độ mặn) nước dưới đất
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia – NAWAPI, ở đồng bằng sông Cửu Long có 9 tầng chứa nước, gồm 8 tầng chứa nước trong các trầm tích lỗ hổng và 1 tầng chứa nước trong đá gốc nứt nẻ, trong đó 5 tầng chứa nước chính đang được khai thác sử dụng đáp ứng cho sinh hoạt, sản xuất là tầng qp3, qp23, qp1, n22, n21 và n13. Lưu lượng khai thác tầng qp3 là 114.945m3/ng, tầng qp23 là 977.514m3/ng; tầng qp1 là 130.077 m3/ng, tầng n22 là 477.359 m3/ng, tầng n21 là 87.652 m3/ng, tầng n13 là 118.235 m3/ng.  Kết quả quan trắc nhiều năm cho thấy nước mặn (độ mặn >3000mg/l) phân bố chủ yếu ở ven các sông chính, cửa biển thuộc các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Mực nước có xu hướng suy giảm liên tục có thể là nguyên nhân gây nhiễm mặn cho các tầng chứa nước. Ở một số nơi, một số giếng trong quá trình khai thác bị nhiễm mặn do các hiện tượng thông tầng hoặc khai thác quá lưu lượng cho phép. Khả năng xâm nhập mặn sớm của các trạm khai thác nước tập trung những năm gần đây tăng lên như trạm cấp nước thị trấn Đai Ngãi, một số khu vực huyện Trần Đề, Sóc Trăng.