Lưu vực Srepok nằm phía Tây dãy Trường sơn. Địa hình lưu vực khá phức tạp, dốc đứng về phía đông (độ cao trên 2.400m so với mực nước biển) và thoải dần sang tây ở độ cao 140m.
Sông Srepok là hợp lưu của hai sông chính, đó là sông Krông Knô và sông Krông Ana. Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m và có diện tích lưu vực sông Krông Nô là 3.920 km2. Sông Krông Ana là hợp lưu của ba sông chính: Krông Buk, Krông Pach và Krông Bông, có diện tích lưu vực sông Krông Ana là 3.960 km2. Sông Krông Knô và sông Krông Ana gặp nhau tại thác Buôn Dray Sap tạo thành dòng chính Srepok.
Lượng mưa trung bình năm của lưu vực khoảng 1900mm và lượng bốc hơi là 1.100mm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm tăng dần từ tây sang đông. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng VII đến tháng X hàng năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm tăng theo cao độ địa hình và hướng lưu vực chắn gió mùa Tây Nan.
Chế độ dòng chảy của sông, suối quyết định bởi chế độ mưa trên lưu vực. Hàng năm, mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII đến tháng XI. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70% tổng lượng dòng chảy năm. Các trận lũ lớn thường xảy ra vào tháng IX, X và XI, lũ đặc biệt lớn thường do tổ hợp thời tiết gây ra.
Ranh giới hành chính và lưu vực Srepok tại Việt Nam
Các vấn đề ưu tiên đối với quản lý tài nguyên nước tại lưu vực srêpôk
Có nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý tài nguyên nước trên lưu vực. Các vấn đề này thường có nguyên nhân từ sự biến động về thủy văn, bao gồm lũ lụt, hạn hán dẫn đến sự suy thoái về môi trường (như sự ô nhiễm luồng lạch), xói mòn và hậu quả là sự bồi lắng các hồ chứa, khai thác nước ngầm quá mức, xung đột về sử dụng nước với các mục đích khác nhau, xung đột về ranh giới sông (giữa các tỉnh và huyện với nhau).
Trong hội thảo xác định các vấn đề ưu tiên trong lưu vực tổ chức vào ngày 16/7/2004 tại Buôn Ma Thuột, đại biểu từ các cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành liên quan trong phạm vi lưu vực đã thảo luận cùng nhau thống nhất các vấn đề cần ưu tiên của lưu vực. Đây chính là cơ sở để xác định các bước tiến hành thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Một số vấn đề tồn tại cần ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước lưu vực Srepok.
Vấn đề tồn tại |
Mô tả |
Lũ lụt, lốc tố |
Lũ lụt trên lưu vực là một vấn đề nổi cộm, vùng ngập lũ hàng năm |
|
thường xảy ra đó là các vùng thung lũng thấp như Lăk – Buôn Trấp – |
|
Krông Nô; Krông Bông – Krông Păc. Hiện tượng lũ quét những năm |
|
gần đây thường xảy ra tại các tiểu lưu vực như Ea Soup, Ea Tul. Lũ |
|
quét thường xảy ra do các trận mưa cường độ lớn xuất hiện nhanh và |
|
gây thiệt hại vô cùng lớn. Ngoài ra lốc tố hầu như năm nào cũng có, |
|
thường xuất hiện tại các huyện Krông Năng, Cư M’gar, Krông Buk, Ea |
|
Soup… |
|
|
Ô nhiễm môi trường |
Vấn đề ô nhiễm được nhiều đại biểu đưa ra, các nguồn ô nhiễm trên |
|
lưu vực chủ yếu là ô nhiễm do nông nghiệp, bao gồm dư lượng thuốc |
|
trừ sâu, phân bón hoá học. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp chế biến |
Vấn đề tồn tại |
Mô tả |
|
như chế biến cao su, cà phê, tinh bột sắn… Nguồn ô nhiễm do chất |
|
thải sinh hoạt cũng cần được nhắc nhiều tại các vùng đô thị như TP |
|
Buôn Ma Thuột, các vùng thị tứ, thị trấn. |
|
|
Ranh giới |
Lưu vực Srepok trải trên 4 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm |
|
Đồng. Ngoài ra còn có 40% bên nước bạn Cam Pu Chia. Vấn đề là làm |
|
thế nào hài hoà trong việc phát triển kinh tế trên lưu vực và kinh tế |
|
từng địa phương. Rất cần có những cơ chế thích hợp cho quản lý lưu |
|
vực. |
|
|
Hạn hán, thiếu nước |
Hạn hán, thiếu nước trong mùa khô đang là vấn đề nan giải trên lưu |
|
vực đặc biệt trong những năm gần đây khi diện tích cà phê tăng |
|
nhanh, rừng đầu nguồn suy giảm. Thiếu các kho trữ nước trong mùa |
|
mưa, các công trình khai thác nước xuống cấp… |
|
|
Xói mòn lưu vực, |
Thảm phủ thay đổi theo chiều hướng xấu, mưa với cường độ cao, đó |
bồi lắng hồ chứa |
là một trong những nguyên nhân đưa đến xói mòn trên lưu vực; lớp đất |
|
mùn phía trên bị rửa trôi làm cho năng suất cây trồng giảm; lượng bùn |
|
cát theo các nhánh suối chảy về các kho nước, làm giảm tuổi thọ kho |
|
chứa nước. Điển hình ở vùng Việt Đức (Hồ đội 36, 37) vùng tiểu lưu |
|
vực Ea Nhái… |
|
|
Khai thác nước |
Do diện tích cà phê tăng, nguồn nước mặt không đủ, việc khai thác |
ngầm quá mức |
nước ngầm sử dụng tưới cà phê trở nên quá mức, theo khảo sát |
|
những năm gần đây, vào khoảng tháng 2, 3, 4 mức nước ngầm tầng |
|
nông bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều giếng khoan khi thi công không |
|
theo đúng quy trình vì vậy nước từ các tầng trên chảy trực tiếp xuống |
|
các tầng sâu. |
|
|
Khai thác thủy sản |
Với trên 600 hồ chứa và hồ tự nhiên trên lưu vực, rất nhiều hồ đã và |
|
đang khai thác nuôi trồng thuỷ sản, việc đánh giá các tác động nuôi |
|
trồng thuỷ sản cũng là các vấn đề đáng lưu tâm. |
|
|
Tranh chấp nước |
Giữa thượng lưu và hạ lưu, hay giữa huyện phía trên và huyện phía |
tưới |
dưới do thiếu các cơ chế phối hợp hoặc phân chia khai thác nước |
|
chưa hợp lý, việc tranh chấp nước trong mùa khô là thường xuyên. |
|
Điển hình là các huyện Krông Búk (thượng lưu) Krông Păc (hạ lưu) |
|
của tiểu lưu vực Krông Buk, huyện Cư M’gar – huyện Buôn Đôn tiểu |
|
lưu vực Ea Tul… |
|
|
Thay đổi sử dụng |
Những năm thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90, do giá cả cà phê tăng đột |
đất |
biến sử dụng đất cũng thay đổi theo. Diện tích cà phê từ vài chục ngàn |
|
ha đã tăng lên hàng trăm ngàn ha. Tiếp theo là việc khai thác nước |
|
tưới không theo quy hoạch, hàng loạt hồ chứa nhỏ ra đời, khai thác |
|
nước ngầm tràn lan dẫn đến nước ngầm suy giảm, tình trạng thiếu |
|
nước tưới, hạn hán thường xuyên hơn. Cơ cấu cây trồng luôn phải |
|
thay đổi. |
|
|
Phá rừng đầu nguồn |
Diện tích rừng đầu nguồn giảm do rất nhiều nguyên nhân, từ đó ảnh |
|
hưởng sâu sắc đến tài nguyên nước: Dòng chảy lũ tăng, đỉnh lũ cao, |
|
dòng chảy kiệt thấp, mức nước ngầm hạ. |
|
|
Hợp tác quốc tế |
Srêpôk với 60% diện tích tại Việt Nam, và 40% diện tích tại Cam Pu |
|
Chia đặt ra vấn đề hợp tác quốc tế. Hiện nay Ủy ban sông Mêkông Việt |
Vấn đề tồn tại |
Mô tả |
|
Nam là cầu nối cho việc hợp tác cùng khai thác tài nguyên nước lưu |
|
vực. |
|
|
Khai thác thuỷ điện |
Trên Srêpôk hiện tại có thủy điện Đray Linh và đang tiến hành xây |
|
dựng thủy điện Buôn Kôp. Theo quy hoạch ngành điện sẽ tiến hành 7 |
|
bậc thang khai thác thuỷ điện dọc theo dòng chính Srêpôk. Vận hành |
|
các trạm thủy điện này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp trên sông |
|
Srêpôk. Do là điều tiết ngày vì vậy dòng chảy phía hạ lưu sẽ thay đổi |
|
với biên độ rất lớn, vấn đề này không những ảnh hưởng đến sinh thái |
|
dòng sông mà còn rất dễ gây xói lở bờ, thay đổi dòng chảy và các vấn |
|
đề liên quan đến phát triển thuỷ điện khác. |
|
|
Khai thác du lịch |
Trên dòng Srêpôk hiện có rất nhiều điểm du lịch như các thác Đray |
|
Sap, Trinh Nữ, Bảy nhánh… Phát triển du lịch còn kéo theo các vấn đề |
|
xã hội và môi trường khác. |
|
|
Bất bình đẳng trong |
Đây là một vấn đề rất nhạy cảm trong lưu vực, những người có đất có |
sử dụng nước |
tiềm năng kinh tế, có tài chính thì sử dụng nước nhiều; trong khi đó các |
|
hộ nông dân vùng sâu vùng xa, vùng nghèo tiềm năng tài chính hạn |
|
hẹp thì sử dụng nước lại rất ít. |
|
|
Cho đến nay việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực còn nhiều tồn tại, việc hình thành tổ chức lưu vực sông để quản lý tổng hợp tài nguyên nước là vấn đề rất cấp thiết. Nhằm khắc phục quản lý chồng chéo, không hiệu quả và làm suy thoái tài nguyên môi trường.