Đánh giá sai số yếu tố dự báo
Theo định nghĩa, biên độ tính toán của yếu tố dự báo là tổng các đại lượng thay đổi của yếu tố đó trong thời gian dự kiến ứng với tần suất 95%. Biên độ tính toán được tính từ chuỗi biến đổi của yếu tố trong thời gian dự kiến τ:
Sử dụng khoảng 100 – 200 trị số ∆Ht của 5 – 10 năm có biên độ thay đổi lớn, trung bình và nhỏ, sau đó phân ra nhiều cấp (ít nhất là 8 cấp) và tính số tần suất tương ứng.
Xác định biên độ ứng với tần suất 95% (khi dùng đường tần suất chung)
hoặc ứng với tần xuất (P+ max – 2.5%) và (P- – 2.5%) (khi dùng đường tần suất riêng cho phần ∆H+ và ∆H-).
(p =95%)
trong đó Scf là sai số cho phép.
Theo kết quả trên hình 1.1.3, P+ max = 43,4%. Khi đó P-max – 2,5% = 40,9%. Tra theo đồ thị được A40.9% = 151 cm
Theo kết quả tính toán ta có P+ = 56,6% và P- – 2,5% = 54,1%. Tra theo đồ thị hình 4 ta có A54,1% = 77 cm. Vậy:
A95% = 151 cm + 77 cm = 228 cm. Từ đó có:
Scf = 20% A95% = 20% x 228cm = 46cm
Đánh giá phương án dự báo
Mức đảm bảo phương án là tỷ số giữa số lần dự báo đạt yêu cầu (tức là số lần có sai số nhỏ hơn sai số cho phép) và toàn bộ số lần dự báo theo phương án. Để tính mức bảo đảm phương án cần tiến hành không ít hơn 200 lần dự báo (dùng tài liệu quan trắc trong 3 – 5 năm gần nhất).
Mức đảm bảo thiên nhiên của yếu tố dự báo là tần suất bảo đảm giá trị biến đổi của yếu tố dự báo trong thời gian dự kiến không vượt quá Scf (Dự báo thiên nhiên là lấy giá trị yếu tố dự báo tại thời điểm phát báo làm trị số dự báo).
Mức đảm bảo hiệu dụng của phương án dự báo là hiệu số của mức đảm bảo phương án và mức đảm bảo thiên nhiên.
Bất kỳ một phương án dự báo nào được xem là hợp lý và có thể được dùng trong tác nghiệp đều phải có mức đảm bảo ≥ 80% và thoả mãn tỷ lệ thống kê trong Bảng sau giữa mức đảm bảo phương án (PA) và mức đảm bảo thiên nhiên (TN).
Bảng 1: Quy định về tỷ lệ giữa mức đảm bảo của phương án và mức đảm bảo thiên nhiên
PTN% |
60 |
70 |
80 |
88 |
96 |
PPA% |
≥ 80 |
≥ 85 |
≥ 90 |
≥ 95 |
100 |
Phương pháp này có thể dùng để đánh giá bất kỳ dự báo nào, không phụ thuộc vào yếu tố dự báo và đặc điểm chế độ thuỷ văn. Nó có thể được sử dụng để đánh giá phương pháp và cho từng lần dự báo, tức là có sự phù hợp về nguyên tắc đánh giá sai số yếu tố dự báo tác nghiệp với đánh giá mức hiệu dụng phương án. Tuy nhiên, phương pháp chưa có cơ sở lập luận toán học chặt chẽ và việc qui định tỷ số giữa mức bảo đảm phương án với mức bảo đảm thiên nhiên cũng chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của phương pháp dự báo.\