Bộ bản đồ mô đun dòng ngầm được được thành lập theo nguyên tắc từ bao quát đến cụ thể, từ đại diện đến chi tiết, nghĩa là được cắt mảnh và chi tiết hóa theo diện tích từng tỉnh từ bản đồ mô đun dòng ngầm miền địa chất thủy văn. Bản đồ miền được thành lập dựa trên số liệu quan trắc lưu lượng mùa kiệt thu được từ mạng lưới các trạm quan trắc thủy văn (đối với vùng núi) và nước dưới đất (đối với vùng đồng bằng) trên toàn miền. Ở những nơi đã có mô hình số nước dưới đất như đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng Nam Bộ, thay vì chỉ sử dụng số liệu quan trắc, mô đun dòng ngầm được tính theo kết quả mô hình số nước dưới đất đã được cân hiệu chỉnh lại theo số liệu quan trắc mới nhất. Đối với những nơi không có số liệu quan trắc, mô đun dòng ngầm được tính quy đổi từ lượng bổ cập từ mưa dựa trên lượng mưa trung bình năm, độ dốc địa hình, đặc điểm thảm phủ thực vật, thạch học lớp phủ trên cùng và vỏ phong hóa.
+ Tính toán mô đun Tài nguyên dự báo
– Mô đun Tài nguyên dự báo của vùng không có mô hình dòng chảy nước dưới đất (đối với vùng núi). Tài nguyên dự báo được tính theo công thức:
Qtn = Qđ +Qtl +Qđh (1)
Qđ: Lượng bổ cập
Qtl: Tài nguyên tĩnh trọng lực
Qđh: Tài nguyên tĩnh đàn hồi
Bước 1: Tính lượng bổ cập, Tài nguyên tĩnh trọng lực và Tài nguyên tĩnh đàn hồi
* Xác định lượng bổ cập
Giá trị cung cấp cho NDĐ sẽ được xác định dựa theo theo tài liệu dao động mực nước trong lỗ khoan (các lỗ khoan quan trắc). Phương pháp này do N.N. Bindeman đề ra và là phương pháp tính gần đúng lượng nước mưa bổ cập cho tầng chứa nước.Giả thiết trong thời kỳ cung cấp, NDĐ vẫn thoát và mực nước hạ thấp giống như thời kỳ hạ thấp. Vì vậy, giá trị ΔZn sẽ được xác định như sau: xác định điểm M, N và thời gian mực nước dâng cao Δt kẻ đường thẳng qua MN và xác định được điểm B. Từ đó, sẽ xác định điểm ΔZn (với ΔZn= BH). Tương tự, sẽ xác định được giá trị ΔHi và ΔZi cho tất cả các thời gian cung cấp.
Giá trị cung cấp thấm trung bình năm sẽ được tính toán theo công thức:
(2)
Trong đó: μ là hệ số phóng tích nước được lấy bằng hệ số nhả nước trọng lực nếu tầng chứa nước không áp hoặc hệ số nhả nước đàn hồi nếu tầng chứa nước có áp. Trong trường hợp không có số liệu thí nghiệm tin cậy để xác định hệ số nhả nước đàn hồi có thể sử dụng hệ số nhả nước trọng lực của lớp phủ trên mặt của tầng chứa nước tính toán.
Lượng nước bổ cập cho các tầng chứa nước hay còn được gọi là lượng bổ cập sẽ được tính toán theo công thức:
Qđ = F × Wm (3)
Trong đó:
F là diện tích lộ của tầng chứa nước (km2),
Wm là giá trị cung cấp thấm (m/ngày).
* Xác định Tài nguyên tĩnh
Bước 2: Tính mô đun Tài nguyên dự báo
Mô đun Tài nguyên dự báo được tính bằng cách chia Tài nguyên dự báo cho diện tích của tầng chứa nước.
– Mô đun Tài nguyên dự báo các tầng chứa nước vùng ĐBSCL được tính toán dựa trên 1 mô hình dòng chảy NDĐ vùng ĐBSCL.
Mô đun Tài nguyên dự báo được tính theo công thức:
Mtlkttn = Mtlttl + Mtlđh + Mtlđ
Trong đó:
– Mtlkttn là mô đun Tài nguyên dự báo (l/s/km2)
– Mtlttl là mô đun Tài nguyên tĩnh trọng lực (l/s/km2)
– Mtlđh là mô đun Tài nguyên tĩnh đàn hồi (l/s/km2)
– Mtlđ là mô đun lượng bổ cập (l/s/km2)
Tính toán mô đun Tài nguyên dự báo của vùng đồng bằng phương pháp mô hình dòng chảy nước dưới đất.
Sản phẩm của các đường đẳng mô đun được thể hiện trong bản đồ mô đun trữ lượng khai tháctiềm năng.
+ Lập bản đồ mô đun Tài nguyên dự báo
Bản đồ mô đun Tài nguyên dự báo được xây dựng trên nguyên tắc thể hiện nội dung các kết quả nghiên cứu, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, bao gồm: lượng bổ cập, Tài nguyên tĩnh trọng lực và Tài nguyên tĩnh đàn hồi.
Theo nguyên tắc này, bản đồ mô đun Tài nguyên dự báo thể hiện các thông tin về cấp độ mô đun Tài nguyên dự báo nước dưới đất của các vùng đã được đánh giá Tài nguyên dự báo nước dưới đất bằng phương pháp giải tích và mô hình dòng chảy nước NDĐ. Mô đun Tài nguyên dự báo được thể hiện theo diện bằng màu theo thang.
Bản đồ mô đun Tài nguyên dự báo được thành lập trên cơ sở các yếu tố nền địa hình và mô đun Tài nguyên dự báo, chia thang theo Thông tư số 17/2013/TT- BTNMT quy định về nguyên tắc thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000.