Nghiệm thu Báo cáo tổng kết, kết thúc đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn – Giai đoạn I” đô thị Thái Nguyên

IMG_0392Ngày 11/7/2018, Hội đồng nghiệm thu Báo cáo tổng kết, kết thúc đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn – Giai đoạn I” đô thị Hải Dương. Tham dự buổi nghiệm thu có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG – Chủ tịch Hội đồng; ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG – Phó chủ tịch Hội đồng. Tham dự Hội đồng, còn có các chuyên gia, đại diện đến từ các Vụ; Cục Quản lý tài nguyên nước; Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam; Trường đại học Mỏ – Địa chất; cùng các lãnh đạo của các đơn vị tham gia thực hiện đề án.

Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái Nguyên đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Vì vậy nhu cầu khai thác, sử dụng nước không ngừng tăng lên. Trong đó, nguồn nước cung cấp chính cho đô thị Thái Nguyên được khai thác từ nước dưới đất. Việc khai thác này đã và đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ như suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, suy giảm về chất lượng nước và gây ra hiện tượng sụt lún nền đất. Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” là đề án Chính phủ nhằm đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn.

Mở đầu cuộc họp, ông Hoàng Văn Hoan – Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thay mặt nhóm thực hiện đề án trình bày báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện đề án tại đô thị Thái Nguyên cụ thể như sau:

Rà soát, cập nhật toàn bộ dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn nghiên cứu đô thị Thái Nguyên từ trước tới nay.

Xác định được tiềm năng nước dưới đất đô thị Thái Nguyên là 272.230 m3/ngày. Đưa ra được trữ lượng khai thác an toàn nước dưới đất đô thị Thái Nguyên là 81.669 m3/ngày.

Trên cơ sở trữ lượng khai thác an toàn, điều kiện thực tiễn về công nghệ khai thác hiện nay và quỹ đất có thể bố trí được các hành lang, bãi giếng khai thác dọc theo các đới dập vỡ, nứt nẻ.

Tính toán và xác lập được các khu vực cần bảo vệ miền cấp, miền vận động, khu vực khai thác.

Thiết kế hoàn thiện mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất một cách toàn diện nhất để bảo vệ nguồn nước.

Sau khi nghe xong phần trình bày nhóm thực hiện đề án, các Phản biện và Ủy viên của Hội đồng cũng đã nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng và hoàn thiện đề án. Hội đồng đồng ý với kết quả của đề án, tuy nhiên cũng cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cũng như thể thức, bố cục báo cáo tổng kết. 

Kết luận tại cuộc họp Hội đồng, ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG cho rằng, tập thể các tác giả, tổ thực hiện đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn – Giai đoạn I” đô thị Thái Nguyên cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Hội đồng, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện Báo cáo tổng kết của đề án.

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

IMG_0401

IMG_0405

IMG_0415

IMG_0399

(TTDLTNN)