Nghiên cứu đặc trưng lưu vực sông Srepok

Sông  Srepok có lưu vực trải rộng trên các tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và Lâm Đồng với  tổng diện tích tự nhiên 18.264 km2 chia ra làm 2 lưu vực tách biệt là lưu vực thượng Srepok 12.527 km2 và lưu vực suối Ea Đrăng- Ea Lốp- Ea Hleo 5.737 km2 . Lưu vực  có toạ độ địa lý từ 11053’ đến 130 55’ vĩ độ Bắc, từ 107030’ đến 1080 45’kinh độ Đông.

Dòng chính sông Srepok trên địa phận Việt Nam là sự hợp thành của hai sông chính, đó là sông Krông Nô (sông bố) và Krông Ana (sông mẹ), chiều dài sông tính từ ngã ba sông Krông  Nô – Krông Ana  tới biên giới Campuchia khoảng 315km với độ dốc lòng sông trung bình khoảng 2,3%, lòng sông rộng 100 – 150m.

13122017_2

– Nhánh sông Krông Ana bao gồm 3 nhánh sông hợp thành: Sông Krông Buk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao  nguyên Đak Lak, sông Krông Pach bắt nguồn từ dãy núi phía tây tỉnh Khánh Hoà và sông Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía đông nam tỉnh Đak Lak. Chiều dài sông chính 215km và diện tích lưu vực Krông Ana khoảng 3960 km2.

– Nhánh sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi cao nhất của Tây Nguyên Chư Jang Sin với độ cao 2442 m chảy theo hướng đông nam – tây bắc. Toàn bộ lưu vực sông hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng lòng sông tăng dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, chiều dài sông chính 143 km và diện tích lưu vực khoảng 3920 km2.

Các nhánh sông Ia Đrăng, Ia Hleo và Ia Meur có diện tích 5944 km2  được bắt nguồn từ dãy núi Hàm Rồng thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Sông suối nhỏ hẹp, sâu và dốc thoải dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các sông này hầu hết chảy qua vùng đất đỏ bazan.

Dòng chính sông Srepok có dòng chảy năm đạt 286 m3/s với tổng lượng dòng chảy năm đạt 9,0 tỷ m3 nước. Lưu lượng trung bình tại Bản Đôn thời kỳ 1977-2002 là 270,7m3/s tương ứng với mô số dòng chảy 24,1 l/s/km2 (trạm Bản Đôn có Flv 10.700 km2). Phía Bắc tỉnh là lưu vực Ea Hleo, Ia Đrăng với diện tích lưu vực 5944 km2 tổng lượng dòng chảy năm đạt 3,31 tỷ m3 nước.

Địa hình của lưu vực khá phức tạp với những cao nguyên xen kẽ núi cao và núi trung bình và hướng dốc chính thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của lưu vực,  tập trung ở 2 cao nguyên chính là cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên ba zan Đak Nông, Đak Mil. Đặc điểm địa hình tương đối  bằng phẳng, độ dốc từ 3 – 15o với những đồi tròn bát úp rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp