Một số công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng mô hình dự báo tài nguyên nước dưới đất

* Báo cáo “Kết quả quan trắc động thái NDĐ thành phố Hà Nội” từ các năm trước 2014, do tập thể tác giả Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước thực hiện. Trong đó kết quả quan trắc mực nước dưới đất cho các tầng chứa nước thành phố Hà Nội bên cạnh việc thể hiện bằng các đồ thị mực nước, các tác giả còn sử dụng phần mềm Sufer để minh họa kết quả phễu hạ thấp mực nước dưới dạng 3D để thể hiện sự hạ thấp mực nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội.

91_1

*Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng nguyên lý dòng chảy phụ thuộc tỷ trọng của nước và mô hình SEAWAT để đánh giá và dự báo quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ven biển. Áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Sóc Trăng” năm 2014 – 2016, do ThS. Đặng Trần Trung, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước thực hiện. Trong đó, để thể hiện cấu trúc bề mặt địa hình và không gian của các tầng chứa nước tác giả đã sử dụng phần mềm Geoscene3D để thể hiện kết quả.

91_2

* Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu và đề xuất ngưỡng khai thác hợp lý nhằm phòng chống nguy cơ sụt lún nền đất do khai thác nước dưới đất, áp dụng thử nghiệm cho khu vực nội đô thành phố Hà Nội”, năm 2015, do TS. Vũ Thanh Tâm, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện. Kết quả của đề tài đã sử dụng mô hình Geoscene3D để mô phỏng cấu trúc địa chất công trình gồm 23 lớp phục vụ dự báo lún theo không gian và thời gian.

91_3

Ngoài ra còn một số đề tài dự án ứng dụng mô hình dòng chảy nước đưới đất cũng sử dụng bộ công cụ mô phỏng sẵn có của mô hình như GMS hay Visual MODFLOW để mô phỏng cấu trúc 3D về địa chất thủy văn.

91_4

Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng có một số bộ công cụ để mô phỏng cho nước dưới đất như mô phỏng cấu trúc các tầng chứa nước, mô phỏng đường đẳng mực nước… nhưng chưa có bộ công cụ cụ thể cho các kết quả dự báo đối với các bản tin thông báo dự báo, cảnh báo nước dưới đất.