Kết quả thực hiện điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích đệ tứ và neogen vùng Sông Cầu – Tuy Hòa – Đông Hòa


Các tầng chứa nước Đệ tứ và Neogen ở duyên hải miền Trung hầu hết phân bố ở các đồng bằng ven biển. Theo quan niệm địa lý tự nhiên, đồng bằng là vùng đất tương đối bằng phẳng, có thể hơi nghiêng với góc nghiêng nhỏ. Ranh giới giữa các đồng bằng thường được khoanh theo đường viền chân đồi núi, gần như song song với đường phân thủy của các lưu vực sông lớn. Vùng Sông Cầu – Tuy Hòa – Đông Hòa thuộc đồng bằng Phú Yên. Các tầng chứa nước Neogen và Đệ tứ phân bố trên toàn diện tích của vùng. Diện tích điều tra 700km2. Kết quả thực hiện điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước đươi đất các tầng chứa nước đệ tứ và neogen của vùng đã thực hiện:
Công tác đo địa vật lý:
– Đã cung cấp các thông tin về vị trí triển vọng chứa nước trong trầm tích bở rời để bố trí các lỗ khoan nghiên cứu, quan trắc động thái nước dưới đất.
– Dựa trên kết quả phân tích định lượng các điểm đo sâu điện trên các tuyến đo, các số liệu địa tầng và chất lượng nước các lỗ khoan địa chất thủy văn trong vùng cho phép liên kết các số liệu này dưới dạng ranh giới nhiễm mặn xác định theo diện bằng tài liệu địa vật lý kết hợp điều tra các lỗ khoan. Trong đó có tài liệu đo sâu điện thu thập ở khu vực Tuy Hòa, tài liệu đo mới tại vùng Tuy Hòa – Đông Hòa và tài liệu tại các lỗ khoan của đề án. Từ nguồn tài liệu trên cho phép về ranh giới nhiễm mặn toàn tỉnh Phú Yên đến thời điểm hiện tại.
Công tác khoan ĐCTV: Vùng Ninh Hải – Phan Rang – Ninh Phước đã thi công 02 lỗ khoan đơn Trong tầng chứa nước holocen (qh) và pleistocen (qp). Các lỗ khoan đã khoan hết chiều sâu thiết kế; kết cấu thành lỗ khoan hoàn chỉnh; đúng đường kính thiết kế, tỷ lệ mẫu lỏi đạt theo yêu cầu, bảo quản theo quy định và lưu bằng file ảnh. Tài liệu địa tầng được thu thập, mô tả chi tiết, ghi chép trong các sổ theo quy định. Các lỗ khoan đã thi công phục vụ tốt cho công tác bơm hút nước thí nghiệm.
Công tác bơm nước thí nghiệm:Thi công đạt 100% khối lượng giao. Bơm thổi rửa nhằm làm sạch mùn khoan, trả lại trạng thái tự nhiên ban đầu của đất đá; bơm nước thí nghiệm xác định khả năng chứa nước của các tầng chứa nước nghiên cứu và đồng thời tính toán các thông số ĐCTV cho từng lỗ khoan khác nhau; lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng nước dưới đất.
Tổng kết, chỉnh lý tài liệu hút nước: Đã tính toán các thông số ĐCTV (hệ số thấm k; hệ số nhã nước ; hệ số truyền mực nước T). Lập biểu đồ tổng hợp khoan bơm cho từng lỗ khoan.
Công tác quan trắc nước dưới đất: Công tác quan trắc đã thực hiện đúng chu kỳ đo, lấy đủ mẫu theo thiết kế. Công tác này đã kết thúc vùng Vạn Ninh – Nha Trang – Cam Ranh và đang thực hiện dỡ dang tại vùng Ninh Hải – Phan Rang – Ninh Phước và tiếp tục thực hiện trong năm 2018.
Công tác trắc địa: Công tác này đã thực hiện hết khối lượng giao, tọa độ các lỗ khoan, các điểm đo ĐVL có độ chính sát theo quy định đối với tỷ lệ điều tra và quy phạm về công tác trắc địa.
Công tác phân tích mẫu: Mẫu đã lấy trong các lỗ khoan khi bơm thí nghiệm và trong quan trắc động thái nước dưới đất đủ số lượng, loại mẫu, bảo quản mẫu theo quy định. Mẫu được phân tích đúng chỉ tiêu theo thiết kế, kết quả phân tích đã kịp thời đến chủ nhiệm dự án để tổng hợp xử lý.
Công tác nội nghiệp.
– Đã tổng hợp, chỉnh lý kết quả điều tra thực địa đưa thông tin điều tra lên bản đồ, nhập số liệu điều tra vào máy tính, tổng hợp, chỉnh lý số liệu điều tra, đã tổng hợp các điểm điều tra khai thác theo từng quy mô. Khối lượng này thực hiện tại vùng Bồng Sơn – Phù Mỹ – Phù Cát
– Đã thành lập các loại bản đồ theo quy định của đề cương, bản đồ được lập trên số liệu thu thập trong thời gian lập dự án, thi công dự án tại các cơ quan quản lý và số liệu điều tra trong quá trình thi công trong quá trình thực hiện. Bản đồ được thực hiện theo quy định kỹ thuật lập các loại bản đồ theo các quy định hiện hành. Gồm bản đồ địa chất thủy văn; bản đồ hiện trạng chất lượng nước dưới đất; bản đồ hiện trạng khai thác nước dưới đất; bản đồ mức độ tự bản vệ nước dưới đất; bản đồ vùng cấm vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
– Công tác đánh giá tính trữ lượng tiềm năng, trữ lượng dự báo các tầng chứa nước đệ tứ của vùng Ninh Hải – Phan Rang – Ninh Phước đã được phân chia theo tầng chứa nước. Trong đó Trong đótầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ tứ không phân chia (q) là 31.744 m3/ng, tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh) là 102.993 m3/ng; tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp) là 39.407 m3/ng và tầng chứa nước Neogen (n) là 2.821 m3/ng.
– Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện vùng Ninh Hải – Phan Rang – Ninh Phước đã chỉ ra các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước đệ tứ và neogen theo các quy định trong quyết định số 15/2008 BTMMT ngày 21 tháng 12 năm 2008 và điều kiện thực tế của cùng điều tra. Theo đó các tiêu chí để xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất là vùng bị nhiễm mặn (M>1,5g/l); vùng có chất lượng nước xấu theo QCVN 09-MT/2015-BTNMT; vùng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm (bãi rác, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, xác động vật); vùng đã được cấp nước từ các nhà máy nước (thị trấn Ninh Hải, Ninh Phước, nội thành TP Phan Rang – Tháp Chàm).
Toàn bộ vùng điều tra được chia và mô tả theo 6 tiểu vùng: Thuận Bắc, Ninh Hải, Phía bắc sông Kinh Dinh, bờ Nam sông Kinh Dinh, Thuận Phước và Thuận Nam.
Đã khoanh định, mô tả được các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong từng tiểu vùng. Theo đó:
Tổng diện tích vùng cấm là 205,8 km2; trong đó TCN Holocen 139,8 km2; TCN Pleistocen 111 km2;
Tổng diện tích vùng hạn chế khai thác là 82,2 km2; trong đó TCN Holocen 57,7km2; TCN Pleistocen 16,5 km2;
Phần diện tích còn lại ở vùng duyên hải tỉnh Ninh Thuận không thuộc hai vùng cấm và hạn chế khai thác là những vùng được phép khai thác nước dưới đất.
Các vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất được thể trên bản đồ và danh mục theo quy định sản phẩm trong đề cương./.