Hạn chế trong công tác áp dụng mô hình trong công tác dự báo trữ lượng, dự báo mực nước tại Việt Nam

Trong nước, có rất nhiều công trình của các tác giả trong nước đã ứng dụng phương pháp mô hình để dự báo trữ lượng, dự báo mực nước. Tuy nhiên phần lớn các công trình này trong quá trình chỉnh lý mô hình chủ yếu là dùng phương pháp chỉnh lý thủ công do đó rất mất thời gian trong quá trình chỉnh lý. Các công trình đại diện có ứng dụng mô hình:

Báo cáo kết quả quan trắc động thái nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có phần mô hình dự báo mực nước dài hạn, Nguyễn Thị Hạ, Đặng Trần Trung, Hoàng Thị Thu Hà và tập thể tác giả – Liên đoàn Địa chất thủy văn Địa chất công trình miền Bắc, 2005. Trong đó các tác giả có đã chỉnh lý mô hình bằng phương pháp thủ công bằng cách phân tích sự sai khác giữa mực nước thực tế và mực nước tính toán trong mô hình. Nguyên tắc chỉnh lý dựa vào các vùng động thái đã phân chia để có cơ sở hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng cho phù hợp. Tại các khu động thái thuỷ văn, yếu tố chính ảnh hưởng đến mực nước là sông, khi chỉnh lý quan tâm đến biên sông (Genneral Head boundary). Tại các khu động thái khí tượng yếu tố chính ảnh hưởng đến mực nước là mưa và bốc hơi, hệ số thấm lớp trên cùng,… Tại các khu động thái bị ảnh hưởng do khai thác thì quan tâm đến lưu lượng khai thác, hệ số thấm tầng chứa nước, hệ số thấm xuyên, hệ số nhả nước,…

Sau 30 phương án chỉnh lý, mô hình đã có kết quả khá tốt, có thể đưa vào chạy bài toán dự báo. Sai số chuẩn dự báo tầng chứa nước qh: (Standard Erro of the Estimate) là 0,017; độ lệch quân phương là 1,417m, sai số phân bố: 6,41%, hệ số tương quan giữa mực nước thực đo và mực nước tính toán là 0,90.

bai113_1_2a

Kết quả chỉnh lý tầng chứa nước qh vùng Bắc Bộ

Sai số chuẩn dự báo tầng chứa nước qp: (Standard Error of the Estimate) là 0,013, độ lệch quân phương là 1,442m sai số phân bố: 3,36%, hệ số tương quan giữa mực nước thực đo và mực nước tính toán là 0,98 (hình 17).

bai113_2_2a

Kết quả chỉnh lý tầng chứa nước qp vùng Bắc Bộ

– Phạm Quý Nhân, Đặng Trần Trung, Flemming Larsen (2011), “The hydraulic system and their impact to groundwater arsenic concentrations in a pumped Pleistocene aquifer in the Southern of Hanoi, Vietnam”, Geology, Geotechnology and mineral resources of Indochina (Geoindo 2011).

Trong bài báo này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình để mô phỏng hệ thống thủy động lực cho khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và ảnh hưởng của hệ thống này đến sự dịch chuyển của Asen trong nước dưới đất. Trog quá trình xây dựng mô hình các tác giả sử dụng phương pháp chỉnh lý thủ công cho từng điểm quan trắc do đó mất rất nhiều thời gian để có thể đạt được sai số mong muốn.

bai113_3_2a

Kết quả đường thủy đẳng cao và thủy đẳng áp của tầng chứa nước (qh), (qp) và kết quả đánh giá sai số của mô hình sau khi chỉnh lý thủ công

Ngoài ra còn có nhiều công trình khác như:

– Sự hình thành và trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế quốc dân, Phạm Quý Nhân. Luận án TS khoa học Địa lý-Địa chất. Thư viện quốc gia, Hà Nội;

– Đề tài nghiên cứu dự báo động thái nước dưới đất bằng phương pháp mô hình số, ứng dụng dự báo động thái nước dưới đất vùng Tây Bắc đồng bằng Bắc Bộ, Tống Ngọc Thanh – Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Bắc, 2006.

– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng nguyên lý dòng chảy phụ thuộc tỷ trọng của nước và mô hình SEAWAT để đánh giá và dự báo quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ven biển. Áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Sóc Trăng” năm 2014-2016, do ThS. Đặng Trần Trung, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước thực hiện.

Tuy nhiên phần lớn các công trình trên trong quá trình chỉnh lý mô hình là chỉnh lý bằng phương pháp thủ công do đó mất nhiều thời gian và công sức, bên cạnh đó do chỉnh lý thủ công do đó việc chỉnh lý mang nhiều tính chủ quan của người làm không xét được đầy đủ các yếu tố tham số của mô hình.