Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về sản phẩm bàn giao cho 38 tỉnh của dự án “Biên hội, thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”

lat_25072016_1Sáng ngày 21/7/2016 tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (QH&ĐT TNN QG) đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về sản phẩm bàn giao cho 38 tỉnh của dự án “Biên hội, thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”. Chủ trì Hội thảo có đồng chí Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc và đồng chí Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐT TNN QG. Tham dự Hội thảo có đại diện các Ban liên quan, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Địa chất Thủy văn.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Giám đốc Tống Ngọc Thanh đã gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, đồng thời mong muốn các chuyên gia có thể xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu về sản phẩm bàn giao của Dự án “Biên hội, thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” để buổi Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.

lat_25072016_2

Đại diện cho Ban Chủ nhiệm Dự án, đồng chí Vũ Thanh Tâm – Trưởng ban KHCN&HTQT đã trình bày nội dung tổng quát của buổi Hội thảo trong đó tập trung chủ yếu vào sản phẩm của dự án đã đạt được với các kết quả sau:

– Đã đánh giá, xác định được những đặc điểm tài nguyên nước dưới đất, các tầng chứa nước, các tầng nghèo nước trên địa bàn hầu hết các tỉnh.
– Nêu được các thông tin cơ bản về diện phân bố tầng chứa nước, vùng nước nhạt, các thông số cơ bản về hàm lượng thành phần hóa học, tính chất vật lý, độ tổng khoáng hòa M, loại hình hóa học của nước.
– Báo cáo đã đánh giá, tính toán được trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất.
– Đã đánh giá được các thành phần trữ lượng trong phạm vi các tỉnh.
– Xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa bản của mỗi tỉnh.
– Đã dự báo được trữ lượng còn có khả năng tiếp tục khai thác theo TCN và theo mục đích sử dụng của từng vùng.
– Đánh giá và phân vùng được mô đun trữ lượng khai thác tiềm năng của 7 tầng chứa nước và các vùng không có khả năng khai thác NDĐ nhạt hoặc không thể khai thác trên địa bản các tỉnh.

lat_25072016_3

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia đều đồng tình với các kết quả đạt được của dự án. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng kết quả của dự án vẫn còn một số điểm lưu ý nhỏ cần sửa lại đơn cử như: Trong thông tư hướng dẫn chưa định nghĩa rõ ràng trữ lượng tiềm năng là gì? Trữ lượng khai thác là gì? và khi nói về trữ lượng tiềm năng ta phải bao quát hết cả nước mặn và nước nhạt; Cách sử dụng từ ngữ cũng không nên dùng “Trữ lượng động tự nhiên” mà nên thay bằng “Trữ lượng có thể khai thác”. Và cũng cần phải có sự tách biệt giữa 2 khái niệm “Tài nguyên” và “Trữ lượng”.v..v..

lat_23072016_4

lat_25072016_4

lat_25072016_1

(TTDLQH&ĐTTNN)