Giải pháp ứng phó nào trong hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồngthuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Không chỉ vựa lúa của cả nước mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả…. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Chính vì vậy mà việc để ra các giải pháp đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, qua nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính như sau:
–    Nhóm giải pháp công trình trên dòng chính sông Hồng–sông Thái Bình: nâng cấp các công trình lấy nước trên dòng chính như: cống lấy nước Liên Mạc, Xuân Quan,…; xây dựng mới các trạm bơm có công suất lớn để lấy nước từ sông Hồng bổ sung cho lượng nước thiếu cho toàn vùng ĐBSH (giải pháp xây dựng bổ sung trạm bơm có công suất 24.000m3/giờ lấy nước sông Hồng như đề xuất chỉ là một nghiên cứu thí điểm để đánh giá, kiểm nghiệm cho vùng sử dụng nước Tả sông Hồng, và có thể nhân rộng ra các khu vực khác của toàn vùng ĐBSH); xây dựng bổ sung công trình điều tiết dòng chảy mùa cạn, mùa mưa (đập cao su, cửa van kết hợp với âu thuyền, và cống điều tiết,…) trên sông Hồng nhằm để dâng mực nước thượng lưu đến cao trình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lấy nước tự chảy; xây dựng bổ sung các cống tại các khu thiếu nước vùng Hạ du sông Thái Bình để ngăn mặn và giữ ngọt; xây dựng bổ sung và nâng cấp các trạm khí tượng thủy văn  phục vụ giám sát vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông, v.v..
–    Nhóm giải pháp công trình nội vùng: nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ; xây dựng bổ sung các công trình tiếp nguồn và tạo nguồn từ dòng chính; xây dựng đường ống và đường hầm lấy nước kết hợp với hồ điều hòa ở hạ lưu; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước; xây dựng các công trình cấp nước tập trung và phân tán; cải tạo, nâng cấp và bổ sung các công trình, thiết bị dẫn nước và điều tiết nước; xây dựng hệ thống quan trắc phục vụ giám sát vận hành các hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng nước trên các kênh trục chính trong nội vùng; xây dựng các trung tâm dự báo, cảnh báo dòng chảy; v.v..