Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất lưu vực sông Lô Gâm.

Lưu vực sông Lô – Gâm là lưu vực sông Quốc tế nằm trên lãnh thổ hai quốc gia: Việt Nam và Trung Quốc với 316 km đường biên giới. Lưu vực có vị trí chiến lược chính trị, quân sự quan trọng đồng thời đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại qua các cửa khẩu.

                           Lưu vực sông Lô – Gâm

Trên diện tích 1.903 km2 điều tra thực địa đã phân ra thành 11 hành trình điều tra, trên kết quả kế thừa từ các giai đoạn trước đã thực hiện trong giai đoạn này đã thực hiện thêm 1.428 điểm khảo sát tổng quan. Đạt mật độ 0,75 điểm/km2, tỷ lệ điểm nước khảo sát >70% tổng số điểm khảo sát.

– Khối lượng các điểm khảo sát tổng quan gồm 1.428 điểm, trong đó: 247 điểm khảo sát Địa chất; 173 điểm khảo sát giếng đào; 39 điểm khảo sát giếng khoan; 969 điểm khảo sát vị trí xuất lộ nước dưới đất. Tiến hành điều tra chi tiết 1 vùng: 25 điểm khảo sát nước dưới đất

– Từ kết quả điều tra đã xác định:

Trong phạm vi nghiên cứu tồn tại 11 tầng chứa nước và 2 phức hệ rất nghèo nước và không chứa nước như sau:

+ Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời hệ Đệ tứ không phân chia (q)

+ Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng  Lân Pảng (t2)

+ Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng  Sông Hiến (t1)

+ Tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst không liên tục trong các trầm tích lục nguyên carbonat hệ Permi trên hệ tầng Đồng Đăng (p2)

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst không liên tục trong các trầm tích carbonat hệ Cacbon-Pecmi trên hệ tầng Bắc Sơn (c-p)

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst không liên tục trong các trầm tích carbonat hệ tầng Tốc Tát (d3)

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst không liên tục trong các trầm tích carbonat xen lục nguyên hệ tầng Khao Lộc, hệ tầng Nà Quản (d1-2)

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst không liên tục trong các trầm tích carbonat xen lục nguyên hệ Devon, thống dưới (d1)

+ Tầng chứa nước khe nứt – karst không liên tục trong các trầm tích lục nguyên – carbonat hệ Cambri trên, hệ tầng Chang Pung (ε3)

+ Tầng chứa nước khe nứt – karst trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Giang (ε2)

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt karst trong các trầm tích biến chất lục nguyên xen carbonat hệ tầng Thác Bà, An Phú (np -e1).

+ Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước

– Xác đinh được 1 khu vực điều tra chi tiết với mục đích làm rõ phạm vi phân bố xuất lộ nước khoáng nóng (thuộc xã Quảng Ngân và thịn trấn Việt Lâm) với diện tích điều tra là 20km2. Trong phạm vi điều tra xác định lỗ khoan sâu 86,0m (tọa độ x: 2504626; y: 491323) đang khai thác nước khoáng nóng với lưu lượng khoảng 200m3/ngđ phục vụ khách nghỉ dưỡng.

– Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất trong phạm vi nghiên cứu ở diện nhỏ lẻ, các công trình khai thác nước chủ yếu là các giếng đào thủ công. Ở khu vực miền núi hình thức khai thác nước chủ yếu là dẫn về từ các nguồn lộ về, ở các khu vực thành phố, thị trấn đa số sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước tập trung, nước thô sử dụng được lấy từ hệ thống nước mặt gần đó. Nhìn chung trong vùng điều tra các tầng chứa nước vẫn chưa bị xâm phạm nhiều bởi tác động nhân tạo.

– Hiện trạng xả thải vào nguồn nước: Trên phạm vi điều tra không xác định được doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào xả thải ra môi trường. Trên khu vực điều tra chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ dân nhỏ lẻ, lượng rác thải ít nên chưa gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.

– Hiện trạng chất lượng nước: Đã đánh giá sơ bộ được mức độ chứa nước và hiện trạng chất lượng nước các tầng chứa nước trong khu vực. Trong quá trình điều tra đã tiến hành đo nhanh chất lượng nước qua máy hack cầm tay. Kết quả đo nhanh cho thấy chất lượng nước dưới đất trong phạm vi khảo sát vẫn tương đối tốt, các giá trị như pH, EC, TDS đều nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích 84 mẫu nước cho thấy, chất lượng nước trong phạm vi điều tra còn khá tốt theo Quy chuẩn QCVN09-MT:2015/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Để phục vụ công tác đánh giá trữ lượng nước dưới đất đã xác đinh được 8 vị trí giếng đào trong các tầng chứa nước có ý nghĩa để thực hiện công tác bơm, múc nước thí nghiệm giai đoạn sau.