Đánh giá sơ bộ tài nguyên nước vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ

Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ gồm 13 quận, huyện của tỉnh Hải Phòng (trừ 2 huyện đảo Cát hải và Bạch Long Vĩ) và phần đất liền của 13 huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh (trừ huyện đảo Cô Tô, huyện đảo Vân Đồn). Điều tra tài nguyên nước dưới đất với tổng diện tích là 6.920 km2 điều tra 5.256 km2 tài nguyên nước mặt.

* Công tác điều tra tài nguyên nước mặt đã tiến hành điều tra trên lưu vực sông chính với tổng diện tích 813 km2. Đã tiến hành điều tra được 280 điểm điều tra trên toàn bộ lưu vực sông , xác định được 4 sông chính có chiều dài lớn hơn 20km và 12 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0,25 triệu m³ cùng các công trình khai thác nước trên sông. Các tuyến sông chính bao gồm 4 sông có chiều dài lớn hơn 20 km và 19 sông suối nhánh. Lấy phân tích 24 mẫu nước mặt.

– Kết quả đo mặt cắt ngang sông đã làm sáng tỏ độ rộng mặt cắt ngang trên các sông, xác định chính xác được độ sâu đáy sông, động rộng các bãi bên tả và bên hữu của sông. Đánh giá sơ bộ đặc trưng hình thái sông từ điểm đầu do mặt cắt đến điểm cuối đo mặt cắt 

– Đã xác định được tổng lượng dòng chảy năm trung bình của các sông trên vùng dự án khoảng 3,4 tỷ m3, Tổng lượng dòng chảy năm phân bố không đồng đều trong vùng. Sông Ka Long có tỷ lệ đóng góp lớn nhất, chiếm tới 50%, sông Hà Cối 31,3%, sông Tài Chi 12,8%, sông Quang Thành và Khe Hèo gần 3%.

* Công tác điều tra nước dưới đất đã đánh giá được diện phân bố, thành phần thạch học và đặc tính chứa nước của các tầng chứa nước.  

– Kết quả điều tra đã tiến hành điều tra trên toàn bộ diện tích được giao là 471,5 km2. Trong đó vùng chưa có tài liệu điều tra tỷ lệ 1/50.000 tương ứng với mật độ 3 điểm/km2 thì thực hiện trên diện tích 471,5 km2 của toàn bộ huyện Bình Liêu. Đã khảo sát được 18 tuyến tổng quan với 1430 điểm các loại, trong đó có 119 điểm giếng đào; 492 điểm nguồn lộ; 819 điểm địa chất. Kết quả điều tra sơ bộ đã chia ra được 02 tầng chứa nước lỗ hổng, 04 tầng chứa nước khe nứt và 1 thành tạo địa chất rất nghèo nước. Trong đó có 01 tầng xếp vào loại có mức độ chứa nước trung bình nhưng không liên tục là tầng chứa nước Pleistocen (qp). Còn 4 tầng nghèo nước là tầng chứa nước Holocen (qh), hệ tầng Hà Cối (j1-2), hệ tầng Mẫu Sơn (t3), hệ tầng Nà Khuất (t22), hệ tầng Tiên Yên (t21). Ngoài ra, quá trình điều tra tổng quan còn xác định ranh giới giữa các tầng chứa nước, các đứt gãy kiến tạo

Đã dự kiến 2 vị trí lỗ khoan dự kiến nghiên cứu tầng chứa nước trong đó: lỗ khoan VB01 nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Nà Khuất (t22); lỗ khoan VB02 nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Tiên Yên (t21).

– Đã đánh giá 88 mẫu phân tích bao gồm 78 mẫu toàn diện 8 mẫu vi lượng. Kết quả phân tích 86 mẫu nước dưới đất các loại trong từng tầng chứa nước khu vực nghiên cứu thì hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT . Tuy nhiên vẫn có một số chỉ tiêu như Amoni (tính theo NH4+) tại vị trí QN565 (0,56 mg/l); Nitrat (tính theo NO3) tại vị trí QN1145 (20,16 mg/l) đều vượt quá giới hạn cho phép và chỉ tiêu pH tại 2 vị trí QN1029 (pH=4,83) và QN1289 (pH=4,95) nằm dưới giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

Kết quả đánh giá được diện phân bố, thành phần thạch học và đặc tính chứa nước của các tầng chứa nước. Kết quả đánh giá trữ lượng nước tiềm năng nước dưới đất của các tầng chứa nước trong khu vực là 284.046 m3/ngày. Trong đó tầng chứa nước qh và tầng chứa nước t2 có trữ lượng lớn nhất: tầng qh là 88.821 m3/ngày; tầng t2 là 113.466 m3/ngày. Tầng chứa nước t2 có chiều dày lớn lên tới 50m, phân bố thành dải theo phương Đông bắc – Tây Nam từ xã Quảng Sơn huyện Hải Hà đến xã Bắc Sơn thành phố Móng Cái. Mức độ chứa nước của tầng thuộc loại từ nghèo đến trung bình, là tầng chứa nước có triển vọng.

Kết quả phân tích tài liệu thu thập và thực địa đã đánh giá được chất lượng nước dưới đất cho các tầng chứa nước trong khu vực. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước dưới đất trong vùng còn khá tốt. Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép QCVN 09/BTNMT. Tuy nhiên vẫn còn một số mẫu có các chỉ tiêu không nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT như: PH, TDS, Mn, Fe và hàm lượng NO3.

Về cơ bản, đã đánh giá ở mức độ sơ bộ tiềm năng, đặc điểm phân bố, trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước vùng vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.