Sơ đồ hóa vùng lập mô hình hay còn gọi là mô hình là bước đầu tiên của giai đoạn chuẩn bị dữ liệu cho một mô hình dòng chảy nước dưới đất. Để sơ đồ hóa vùng lập mô hình ta cần phải thực hiện các nội dung sau:
Biên giới lập mô hình lưu vực sông Srêpok được xác lập dựa theo đường phân thủy địa hình, căn cứ đặc điểm địa chất thủy văn của hệ thống nước dưới đất trong vùng có thể xem ranh giới này gần trùng với đường phân thủy của nước dưới đất nên có thể mô phỏng bằng điều kiện biên không dòng chảy.
Dựa trên cơ sở bản đồ và các mặt cắt này đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu địa tầng của 180 lỗ khoan có số liệu tin cậy nhất trong vùng, báo đã phân chia vùng lập.
Lớp 1: Mô phỏng 3 tầng chứa nước các trầm tích Holocen, Pleistocen và Đệ tứ không phân chia. Thành phần chính là cát bột, cát mịn, sét chứa mùn thực vật màu xám trắng, xám xanh, được xem là lớp bán thấm.
Lớp 2: Mô phỏng tầng chứa nước khe nứt tuổi Plesdtocen và Pliocen – Pleistocen. Thành phần chủ yếu các loại baozan có tính thấm không đồng nhất, được
xem là lớp chứa nước.
Lớp 3: Mô phỏng tầng chứa nước khe nứt tuổi Jura và Pliocen. Thành phần chủ yếu các loại đá trầm tích sét kết, bột kết. cũng có tính thấm không đồng nhất, được xem là lớp chứa nước.
Lớp 4: Mô phỏng các thành tảo rất nghèo nước hoặc không chứa nước trước Kainozoi. Thành phần đất đá rất phức tạp bao gồm các đá phun trao, xân nhập và biến chất. có tính thấm yếu và không đồng nhất. Được xem là bán thấm hoặc khong chứa nước. Lớp này mô phỏng để làm nền cho mô hình.
Vùng lập mô hình dòng chảy nước dưới đất được mô phỏng thành 4 lớp chứa nước lót đáy là lớp thấm nước yếu (Aquiclude). Do vậy, mỗi tầng chứa nước có biên và điều kiện biên khác nhau trên cả bình đồ lẫn mặt cắt. Trên bình diện các tầng chứa nước được khống chế bởi ranh giới lập mô hình. Căn cứ điều kiện tự nhiên của hệ thống nước dưới đất của lưu vực sông Srêpok các loại biên sau đây sẽ được áp dụng:
Biên không dong chảy (No Flow boundary): biên này thường được dùng để mô phỏng biên giới không thấm nước gồm: ranh phân bố các tầng chứa nước (bề dày mỏng) hoặc vùng lập mô hình (đỉnh phân thủy NDĐ).
Biên tổng hợp (General Head): được dùng để mô phỏng mối quan hệ trao đổi nước giữa một thể nước mặt (Surface Water Object) với NDĐ. Loại biên này thường dùng cho sông lớn, hồ vì mô phỏng được dòng chảy cả theo chiều đứng lẫn chiều ngang dọc theo đáy sông. Do đó, được sử dụng để mô phỏng các hồ chứa nước.
Biên sông (River Head): loại biên này dùng để mô phỏng dòng chảy ra hoặc vào tầng chứa nước theo chiều thẳng đứng qua lớp vật liệu đáy của một thể nước mặt nào đó. Do đó, sẽ sử dụng biên này để mô phỏng và xác định lượng nước thấm qua lớp vật liệu đáy sông suối để đi vao hoặc ra khỏi hệ thống NDĐ. Biên này được sử dụng mô phỏng các sông suối nhỏ.
Biên mực nước xác định (Specified Head): loại biên này được dùng để mô phỏng các sông lớn trong vùng.
Biên thoát nước (Drain): Biên này dủng để mô phỏng các nguồn lộ tập trung thành dòng trên địa hình cao. Dọc theo biên này đi đóng vai trò thoát NDĐ.
Biên bổ cập từ mưa (Recharge): Đây là biên loại II, loại biên này sẽ dùng mô phỏng tổng lượng nước từ ngoài bổ cập vào hệ thống NDĐ trên mặt đất (những lớp trên mặt). Trong đó, ngoài lượng mưa là chủ yếu, còn bao gồm tổng hợp các yếu tố khác như bốc hơi, tưới… Loại biên này dùng để mô phỏng lượng bổ cập cho hệ thống NDĐ cho những lớp trên cùng tại mỗi vị trí.
Mô hình được xây dựng bằng phần mềm GMS 10.1 theo bản đồ ĐCTV 1:100.000 mới được biên tập. Thời gian mô phỏng là 36 tháng từ tháng 1/2013 đến
tháng 12/2015 và được chia thành 36 bước tính toán. Lưới tính toán bao gồm 233 hàng x 153 cột với kích thước ô lưới 1.000×1.000m
Kết quả tính trữ lượng động bằng phương pháp mô hình số cho thấy giá trị trữ lượng động nước dưới đất thay đồi từ 5.859.245m3/ngày đến 7.318.552 m3/ngày (trung bình 6.365.694 m3/ngày. Bao gồm từ 3 thành phần chính: bổ cập từ mưa, từ các hồ chứa và các sông suối