Hội thảo khoa học Phát triển nước ngầm bền vững

Chiều ngày 4-3-2018, trong khuôn khổ tuần lễ nước Việt Nam VACI2018, tại Trung tâm Hội nghị Almaz đã diễn ra Hội thảo khoa học “Phát triển nước ngầm bền vững”. Chủ trì Hội thảo có Tiến sĩ Adichat Surinkum, Ủy ban điều phối các chương trình khoa học địa chất ở Đông và Đông Nam Á, Thái Lan và PGS.TS Phạm Quý Nhân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các chuyên gia đến từ Đài Loan, Kazakhstan, Nga, Úc, Việt Nam với 11 vấn đề được trình bày và thảo luận. 

Việc sử dụng bền vững nước ngầm là một trong những vấn đề tối quan trọng cùng với thách thức xã hội. Người ta thừa nhận rằng sự bền vững của nước ngầm là một quá trình định hướng của sự cân bằng môi trường, xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đạt được sự bền vững này là một nhiệm vụ đầy thách thức hiện nay do sự can thiệp của con người. Việc bơm, khai thác quá mức đối với hệ thống nước ngầm, quy hoạch giếng khoan không phù hợp, các chính sách bảo vệ yếu kém có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sự suy giảm đáng kể mực nước ở nhiều vùng. 

Các vấn đề trình bày và thảo luận trong Hội thảo:

1. So sánh dòng chảy đều, trạng thái ổn định và kết quả theo dõi bằng phương pháp sai phân hữu hạn và phương pháp phần tử hữu hạn cho vùng kiểm tra

2. Nền tảng mô hình nước ngầm tương tác và phân tích dữ liệu

3. Giải pháp phân tích để ước lượng sự biến động nước ngầm gây ra bởi thủy triều ở lưu vực sông Hsinchu, Đài Loan

4. Ước lượng nước ngầm sử dụng mô hình thủy văn phân tán. Một nghiên cứu trường hợp tại lưu vực sông Cu Đê, Việt Nam.

5. Tích hợp mô hình hóa nước mặt và nước ngầm để thích ứng với nguồn cung cấp nước bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

6. Các thách thức và cơ hội quản lý tài nguyên nước ngầm tích hợp: Nghiên cứu điển hình của tỉnh Sóc Trăng, miền Nam Việt Nam

7. Tác động của việc khai thác nước ngầm đến xâm nhập mặn ở vùng nước ngập ven biển tỉnh Thái Bình, Việt Nam

8. Phát triển mô hình quốc tế về quản lý khai thác nước ngầm

9. Quản lý bổ sung nguồn cấp nước (MAR) như là một công cụ giảm thiểu các hình thế cực đoan của khí hậu thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Á

10. Các tham số đầu vào của mô hình GSFLOW dựa trên trường hợp đơn giản cho khu vực tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh

11. Hướng tới quản lý nước mặt / nước ngầm liên quan: Mô phỏng ảnh hưởng của sự biến động của mực nước dưới đất đối với dòng nước mặt

Với sự có mặt của các chuyên gia đến từ Afghanistan, Pháp, Kazakhstan, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Việt Nam, hội thảo đã cung cấp sự hiểu biết tổng thể về các vấn đề và thách thức đối với quản lý nước ngầm cũng như xem xét lại các chiến lược và sáng kiến gần đây