Sáng ngày 5-3-2018, trong khuôn khổ tuần lễ nước Việt Nam VACI2018, tại Trung tâm Hội nghị Almaz đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quản lí nguồn nước xuyên biên giới”. Chủ trì Hội thảo có Anh Jake BRUNNER, Điều phối viên chương trình trong Liên hiệp quốc về Bảo tồn Thiên nhiên và Giáo sư Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ, Việt Nam và các chuyên gia đến từ Malaysia, Pakistan, Úc, Thái Lan, Việt Nam với 6 vấn đề được trình bày và thảo luận.
Ngày nay, có hơn 40% dân số thế giới dựa vào nước từ các sông rạch và hồ xuyên biên giới và do đó việc quản lý bền vững các nguồn nước xuyên biên giới rất quan trọng cho sự phát triển và hòa bình. Điều này đòi hỏi phải có chính sách chiến lược để quản lý và phân bổ nguồn nước có hiệu quả giữa những bên sử dụng, tránh xung đột. Không chỉ có chính sách hiệu quả là cần thiết, mà việc áp dụng thực tế của chính sách cũng cần được xem xét cẩn thận. Quản lý nguồn nước xuyên quốc gia nhằm hỗ trợ các nước và các tổ chức lưu vực tiến hành từng bước hợp tác của họ về mặt nước và ranh giới lưu vực, đặc biệt đối với việc xây dựng và sửa đổi các hiệp định, và thiết lập và duy trì các cơ quan chung.
Các vấn đề thảo luận tại Hội thảo:
1. Tranh chấp biển giữa các quốc gia bán đảo Đông Bắc Malaysia: Các vấn đề, thách thức và cách tiến hành
2. Thích ứng và đánh giá biến đổi khí hậu với công nghệ viễn thám và công nghệ GIS cho các lưu vực xuyên biên giới
3. Áp dụng chỉ số đánh giá tình trạng nước ngọt cho lưu vực sông xuyên biên giới 3S (Sông Sekong, sông Sesan và Srepok) của Đông Nam Á
4. Vai trò của giới tính trong quản lý nước ở 3S (Sekong-Serepok-Sesan) Việt Nam – Câu chuyện điển hình về phát triển thủy điện
5. Quản lý các vùng nước chung: vấn đề pháp lý và thể chế
6. Các chương trình khoa học địa chất xuyên biên giới của Ban Điều phối chương trình khoa học địa chất ở Đông và Đông Nam Á
Các chuyên gia đến từ Australia, Malaysia, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đã chia sẻ bài học kinh nghiệm về các vấn đề xuyên biên giới từ các nước.
Các hình ảnh trong hội thảo: