Phương pháp đánh giá sai số dựa vào thống kê toán học để dự báo tài nguyên nước

Đánh giá sai số yếu tố 

Coi các đại lượng dự báo mang tính chất ngẫu nhiên, sử dụng đặc trưng thống kê cơ bản của sự biến đổi các đại lượng ngẫu nhiên có phân bố chuẩn là khoảng lệch quân phương của chuỗi trị số thay đổi yếu tố dự báo trong khoảng thời gian dự kiến làm cơ sở tính sai số cho phép. 

Hệ số K = ∆H/σ   = 0.674 có xác suất xuất hiện trong khoảng P[(X±K)] = 50%; σ∆ được tính từ chuỗi ∆Hτ = Ht – Ht-τ  

Theo Quy phạm dự báo tài nguyên nước hiện hành của Trung Quốc, sai số cho phép được lấy trong khoảng (0,3 ÷ 1) σ∆ tùy thuộc vào kỹ thuật, khả năng dự báo và nhu cầu của đối tượng phục vụ, nhưng Scf không nhỏ hơn 10cm.

Đánh giá mức độ hiệu quả của phương án: sử dụng các chỉ tiêu thống kê sau:

Tỷ số σ’/σ

Trong đó σ’ là khoảng lệch quân phương của chuỗi sai số:

σ’ = [Σ(Hdb – H)2/n]1/2

và σ là khoảng lệch quân phương của chuỗi biến đổi yếu tố dự báo trong khoảng thời gian dự kiến:

σ = [Σ(∆Hτi – ∆Hτtb)2/n ]1/2

Hệ số tương quan giữa tính toán và thực đo η được tính theo công thức:

η = {1-(σ’/σ )2}1/2

Bảng 2: Quy định về đánh giá phương án dự báo theo η và σ’/σ

σ’/σ

η

Đánh giá phương án

≤ 0.4

≥ 0.9

Tốt

≤ 0.6

≥ 0.9

Đạt

≤ 0.8

≥ 0.6

Đạt (yếu) dùng khi n≥ 25

>0.8

< 0.6

Không đạt

Mức bảo đảm của phương án dự báo

P% = (m/n) x 100

Trong đó: m: số lần dự báo đúng n: tổng số lần dự báo

Phương pháp này có cơ sở lập luận chặt chẽ, cho phép đánh giá được độ chính xác các phương án dự báo đối với nhiều hiện tượng tài nguyên nước khác nhau. Các tiêu chuẩn đánh giá đều xuất phát từ số liệu thực đo và chất lượng dự báo của phương pháp nên mang tính khách quan. Tuy nhiên, yếu điểm của cả 2 phương pháp là việc chọn sai số dự báo yếu tố tài nguyên nước cố định là không hợp lý, các giá trị rất lớn, hoặc rất nhỏ đều có cùng sai số cho phép như nhau, nhưng trên thực tế, mức độ khó khăn trong dự báo lại khác nhau, đặc biệt đôi khi giá trị thực đo lại nhỏ hơn Scf nên việc đánh giá kém ý nghĩa.