Khoanh định khu vực triển vọng chứa nước tỉnh Lạng Sơn thuộc dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao,vùng khan hiếm nước”.

Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam, có đường biên giới với Trung Quốc dài 253km; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh, và Thái Nguyên. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.310,09 km2, gồm 11 huyện với 200 xã, phường, thị trấn. Ước tính dân số đến tháng 4/2019 là 782.666 người, mật độ dân số trung bình 94,18 người/km². Trong 13 huyện của tỉnh có 6 huyện có các vùng điều tra thuộc dự án “Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”. Đó là các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định và Văn Quan.

Dự án đã xác định được ranh giới, thành phần đất đá của các tầng chứa nước. Khoanh định được các khu vực triển vọng chứa nước làm tiền đề cho công tác đo địa vật lý để xác định chính xác vị trí các lỗ khoan thăm dò cụ thể như sau:

* Vùng Chiến Thắng – Vũ Sơn: Phân bố ở phía Đông vùng nghiên cứu khu vực các thôn Nà Qué, Nà Rộng, Nà Danh, Ủy ban nhân dân xã, thuộc xã Vũ Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này chủ yếu phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p), thành phần đất đá chính là đá vôi, ngoài ra khu vực này còn tập trung nhiều đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây Nam, phương Bắc – Nam. Đây chính là đối tượng nghiên cứu có triển vọng chứa nước của vùng. Trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa khu vực này đã khảo sát được 2 lỗ khoan đang khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước này, tổng lưu lượng khai thác các lỗ khoan khoảng 2m3/ngày, chiều sâu từ 37-40m; 1 giếng đào có chiều sâu 10m, mực nước tĩnh 7m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi có đường quốc lộ 1B chạy qua, ngoài ra còn có đường bê tông liên thôn.

* Vùng Mông Ân: Phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu khu vực các thôn Nà Vường, Nà Vò, Cố Mặn, thuộc xã Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này chủ yếu phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p) thành phần đất đá chính là đá vôi, đá có dấu hiệu nứt nẻ. Đây chính là đối tượng nghiên cứu có triển vọng chứa nước của vùng. Trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa khu vực này đã khảo sát được 3 lỗ khoan đang khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước này, lưu lượng khai thác các lỗ khoan từ 1,5-2,5m3/ngày, chiều sâu thay đổi từ 28-58m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi có đường liên thôn chạy qua, ngoài ra còn có đường liên xã.

* Vùng Tân Đoàn-Tràng Phái:

+ Khu vực triển vọng 1: phân bố phía Bắc vùng nghiên cứu, khu vực các thôn Khòn Riềng, Ủy ban nhân dân xã, thuộc xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này phân tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p), thành phần đất đá chính là đá vôi, đây chính là đối tượng nghiên cứu có triển vọng chứa nước của vùng. Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 01 giếng đào và 02 lỗ khoan trong khu vực này, mực nước trong giếng đào là 5,8m; mực nước trong các lỗ khoan từ 10-12m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi có đường tỉnh lộ 239 chạy qua, ngoài ra còn có đường liên thôn, liên xã.

+ Khu vực triển vọng 2: phân bố phía Nam vùng nghiên cứu, khu vực các thôn Nà Pải, Phai Làng thuộc xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này phân bố tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Lạng Sơn (t1) thành phần là bột kết; tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Đồng Đăng (p2) thành phần là đá vôi, đây chính là đối tượng nghiên cứu có triển vọng chứa nước của vùng. Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 1 giếng đào, mực nước tĩnh là 4m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi có đường tỉnh lộ 239 chạy qua, ngoài ra còn có đường liên thôn, liên xã.

* Vùng Tân Văn: Phân bố ở phía Nam – Tây Nam vùng nghiên cứu thuộc khu vực thôn Nà Quân, thôn Nà Đồng, xã Tân Văn. Khu vực này chủ yếu phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p), ngoài ra khu vực này còn có đứt gãy phát triển theo phương Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đây chính là đối tượng nghiên cứu có triển vọng chứa nước của vùng. Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 2 lỗ khoan trong khu vực này, mực nước trong lỗ khoan từ 8,0 – 10,0m. Khu vực này tập trung dân cư, hệ thống đường giao thông thuậnlợi.

* Vùng Trấn Yên: Phân bố dọc theo đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam, thuộc khu vực các thôn Khứa Cá, Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này chủ yếu phân bố tầng chứa nước c-p, thành phần đất đá chính là đá vôi. Khu vực này có đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây Nam đi qua, đất đá ở đây dập vỡ nhiều do thuộc đới phá hủy kiến tạo của đứt gãy đi qua. Trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa khu vực này đã khảo sát được 4 lỗ khoan đang khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước này. Lưu lượng khai thác các lỗ khoan đo được từ 2-3m2/ngày, chiều sâu thay đổi từ 20-30m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi có đường 243 chạy qua, ngoài ra còn có đường liên thôn.

* Vùng Vạn Linh: Phân bố ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu khu vực các thôn Mi Rọ, Xa Đán, thuộc xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p), Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 01 nguồn lộ, 01 giếng đào với mực nước tĩnh là 1,75m. Khu vực này tập trung dân cư, hệ thống đường giao thông thuận lợi.

* Vùng Vũ Lễ:

+ Khu vực triển vọng 1: Phân bố ở phía Đông vùng nghiên cứu khu vực thôn Quang Tiến, thuộc xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Nà Quản (d1-2). Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 6 lỗ khoan trong tầng chứa nước này, mực nước trong các lỗ khoan từ 6,5-17m. Khu vực này tập trung dân cư, hệ thống đường giao thông thuận lợi.

+ Khu vực triển vọng 2: Phân bố ở phía Tây vùng nghiên cứu khu vực thôn Thống Nhất, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực này phân bố tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p). Trong quá trình điều tra khảo sát đã khảo sát được 1 giếng đào trong tầng chứa nước này, mực nước tĩnh 3,2m. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, hệ thống đường giao thông thuận lợi.

* Vùng Yên Thịnh:

+ Khu vực triển vọng 1: Nằm cách khu vực Ủy ban Yên Thịnh khoảng 500m về phía Đông Bắc, diện tích 0,58 km2, có 03 giếng khoan có lưu lượng từ 0,1 đến 0,3l/s. Giếng khoan có chiều sâu từ 19 đến 30m. Về mùa mưa lưu lượng các giếng đều tăng lên đáng kể. Phần phía tây bắc của Khoảnh có xuất hiện 02 hố sụt thu nước. Nằm trên đứt gãy. Tại khu vực bố trí 03 vị trí khoan.

+ Khu vực triển vọng 2: Nằm cách khu vực Ủy ban xã Yên Thịnh khoảng 300m về phía Tây Nam, diện tích 0,3 km2, có 02 giếng khoan. Các giếng có lưu lượng từ 0,4l/s. Chiều sâu giếng từ 20-24m. Về mùa mưa lưu lượng tăng lên đáng kể. Nằm trên đứt gãy. Tại khu vực bố trí 01 vị trí khoan.

+ Khu vực triển vọng 3: Nằm cạnh khu vực Chùa Coong, diện tích 0,48 km2, có 3 giếng khoan. Các giếng có lưu lượng từ 0,2 đến 0,4 l/s. Tại khu vực bố trí 01 vị trí khoan.

* Vùng Yên Vượng:

+ Khu vực triển vọng 1: Diện tích 0,27 km2. Trong vùng có 02 giếng khoan có lưu lượng từ 0,4 đến 0,5l/s. Giếng khoan có chiều sâu từ 26 đến 28m. Về mùa mưa lưu lượng các giếng đều tăng lên đáng kể. Vùng nằm trên đứt gãy. Tại khu vực bố trí 02 giếng khoan.

+ Khu vực triển vọng 2: Trong vùng có 4 giếng khoan. Các giếng có lưu lượng từ 0,1l/s đến 0,4l/s. Chiều sâu giếng từ 20-37m. Về mùa mưa lưu lượng tăng lên đáng kể. Nằm trên đứt gãy. Tại vùng này bố trí 03 vị trí khoan giếng.

+ Khu vực triển vọng 3: Diện tích 0,3 km2. Trong vùng có 4 giếng khoan. Các giếng có lưu lượng từ 0,15 đến 0,2 l/s. Chiều sâu giếng từ 20-32m. Về mùa mưa lưu lượng tăng lên đáng kể. Nằm trên đứt gãy. Tại vùng này bố trí 03 vị trí khoan giếng.

* Vùng Gia Lộc: Vùng có triển vọng chứa nước dưới đất là tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p) thành phần là đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, đá vôi trứng cá, đá vôi sét có diện tích 0,57 km2 để bố trí các vị trí các tuyến đo địa vật lý và các lỗ khoan dự kiến.

* Vùng Tri Lễ: Vùng có triển vọng chứa nước dưới đất là tầng chứa nước khe nứt karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p) thành phần là đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, đá vôi trứng cá, đá vôi sét có diện tích 0,27 km2 để bố trí các vị trí các tuyến đo địa vật lý và các lỗ khoan dự kiến.

* Vùng Tri Phương:

+ Khu vực triển vọng 1: Diện tích 0,27 km2. Trong vùng có 3 giếng khoan có lưu lượng từ 0,4 đến 0,6l/s. Giếng khoan có chiều sâu từ 20 đến 30m. Về mùa mưa lưu lượng các giếng đều tăng lên đáng kể. Vùng nằm trên đứt gãy. Tại khu vực bố trí 2 giếng khoan.

+ Khu vực triển vọng 2: Diện tích 0,27 km2. Trong vùng có 3giếng khoan có lưu lượng từ 0,4 đến 0,6l/s. Giếng khoan có chiều sâu từ 20 đến 30m. Về mùa mưa lưu lượng các giếng đều tăng lên đáng kể. Vùng nằm trên đứt gãy. Tại khu vực bố trí 2 giếng khoan.

* Vùng Hữu Liên: Vùng có triển vọng chứa nước dưới đất với diện tích 2,93 km2. Nước dưới đất tồn tại và vận động trong các khe nứt kiến tạo và đới phá huỷ, hệ tầng Bắc Sơn (c-pbs). Thành phần là đá vôi màu xám, xám xanh, dạng khối.