Lưu vực sông Ba là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên và Bình Định với tổng diện tích lưu vực là 13.417km2. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực sông Ba khoảng 1.720 mm, nhưng phân bố rất không đều ở các nơi trên lưu vực. Vùng mưa lớn nhất là tại thượng nguồn sông Hinh do ảnh hưởng chắn gió của các đỉnh núi cao trên 2.000m của dãy Phượng Hoàng ở phía Nam lưu vực với lượng mưa bình quân nhiều năm của trạm TV sông Hinh là 2.377mm. Tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Ba khoảng 9,75 tỷ m3, tương ứng với moduyn dòng chảy Mo = 22,2l/s.km2
- Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt tại trạm An Thạnh
Số lượng nước: Mực nước trung bình tháng 7 năm 2023 trên sông Kỳ Lộ tại trạm An Thạnh là 328cm, giảm 10cm so với tháng trước, giảm 6cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 29cm so với tháng 7 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 337cm (ngày 4/7/2023), giá trị mực nước nhỏ nhất là 315cm (ngày 21/7/2023).
Chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Kỳ Lộ có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tài nguyên nước mặt tại trạm Ya Yun Hạ
Số lượng nước: Mực nước trung bình tháng 7 năm 2023 trên sông Yayun tại trạm YaYun Hạ là 20864cm, tăng 35cm so với tháng trước, tăng 28cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 26cm so với tháng 7 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 21023cm (ngày 18/7/2023), giá trị mực nước nhỏ nhất là 20756cm (ngày 7/7/2023).
Chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Ba Ya Yun có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
2.Tài nguyên nước dưới đất
2.1 Thông báo tài nguyên nước dưới đất
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với tháng 6 có xu thế dâng, có 6/11 công trình mực nước dâng, 3/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/11 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 1,14m tại xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (CR313) và hạ thấp nhất là 0,25m tại TT.An Bình, TX.An Khê, tỉnh Gia Lai (LK17T).
Sơ đồ diễn biến mực nước tầng q
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp): Theo kết quả quan trắc tại 1 công trình LK65T thuộc xã Ia Dăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mực nước trung bình tháng 7 dâng 1,42m so với tháng 6
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với tháng 6 có xu thế dâng, có 2/2 công trình mực nước dâng. Giá trị dâng cao nhất là 0,48m tại xã Ia Hrú, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai (LK169T).
Tầng chứa nước khe nứt trong các đá trầm tích lục nguyên Neogen (n): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với tháng 6 có xu thế dâng, có 2/5 công trình mực nước dâng, 3/5 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,00m tại TT.Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (C7b)..
2.2 Dự báo tài nguyên nước dưới đất
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q): Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 8 so với mực nước thực đo tháng 7 có xu thế dâng, có 7/11 công trình mực nước dâng, 4/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 2,0m phân bố ở huyện Phú Thiện, huyện Đắk Pơ của tỉnh Gia Lai.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp): Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 tại công trình LK65T có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 8 so với mực nước thực đo tháng 7 có xu thế dâng, có 2/2 công trình mực nước dâng. Mực nước dâng từ 0,5m đến 2,0m phân bố ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk và huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Tầng chứa nước khe nứt trong các đá trầm tích lục nguyên Neogen (n): Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 8 so với mực nước thực đo tháng 7 có xu thế dâng, có 3/5 công trình mực nước dâng, 2/5 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,05m đến 0,5m phân bố ở huyện Phú Thiện và Krông Pa của tỉnh Gia Lai.
2.3. Cảnh báo tài nguyên nước dưới đất
Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong lưu vực sông Ba thời điểm hiện tại chưa có công trình nào có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo.
- Đề xuất, kiến nghị
Đối với tài nguyên nước mặt: Tổng lượng nước tại trạm An Thạnh trong tháng 7 năm 2023 có xu hướng giảm, tại trạm Ya Yun Hạ có xu hướng tăng so với tháng trước, đề nghị các cơ quan, ngành sử dụng nguồn nước mặt có kế hoạch, phương án tích trữ nguồn nước để phục vụ việc khai thác, sử dụng trong tháng tới.
Chất lượng nguồn nước mặt tại trạm An Thạnh và Ya Yun Hạ trong tháng 7 năm 2023 vẫn duy trì so với tháng trước, có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, đề nghị tiếp tục theo dõi và có phương án để duy trì chất lượng nguồn nước luôn được tốt.
Đối với tài nguyên nước dưới đất: Hiện tại, trên phạm vi lưu vực sông Ba chưa có công trình thuộc diện phải cảnh báo, tuy nhiên để đảm bảo khai thác ổn định, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước trên lưu vực và các bản tin dự báo tiếp theo để phục vụ quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước dưới đất.
Trong mùa khô năm 2023, nhìn chung mực nước và chất lượng nước trong các tầng chứa nước thuộc thuộc lưu vực sông Ba đều nằm trong GTGH, trừ Mn và amoni..
Xem chi tiết tại đây: