Việt Nam – Quản trị cho an ninh nguồn nước: chuẩn đoán và các phương án

ht2_1Bên cạnh những nỗ lực quản lý tài nguyên nước thì, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình khai thác tài nguyên nước không bền vững do mật độ sử dụng nước cho mục đích phát triển kinh tế rất lớn. Ngoài ra, Việt Nam chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt là thiên tai, tác động đến nền kinh tế tính theo GDP sẽ tăng – Đó là đánh giá của ông Abedalrazq Khalil – Chuyên gia cao cấp về quản lý tài nguyên nước (Ngân hàng thế giới) phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp xanh cho nguồn nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhân kỉ niệm ngày nước thế giới

Đã có nhiều quốc gia đứng trước những rủi ro và nguy cơ như Việt Nam, nhưng cũng có những nước vượt qua nhiều thách thức. Vì vậy, mấu chốt tạo ra thành công là quy hoạch tích hợp tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông và vấn đề điều phối.

Theo ông Abedalrazq Khalil, Việt Nam đã làm rất nhiều công tác để quản lý tài nguyên nước một cách tốt hơn nhưng đang phải đối mặt với những thách thức

– Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam (năm 2012) là một thực tiễn tốt nhưng có những điểm mà việc thực hiện có thể cải thiện.

– Bộ TNMT đã thông qua kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quy hoạch lưu vực nhưng có những hạn chế: nguồn nhân lực và tài chính; trong quy hoạch và triển khai ở quy mô lưu vực và phối hợp một cách tiếp cận đa ngành cho đầu tư và quản lý

– Nhu cầu tăng nhanh do đô thị hóa và công nghiệp dự kiến sẽ đưa mười một trong mười sáu lưu vực của Việt Nam vào tình trạng “căng thẳng” vào năm 2030 và trong lưu vực SERC lớn, nhu cầu sẽ vượt quá cung.

Theo khảo sát, ông Abedalrazq Khalil cho thấy cường độ sử dụng nước tại Việt Nam là lớn nhất nhưng hiệu quả sử dụng nước lại thấp nhất trong các nước được khảo sát

ht2_2

ht2_3

Tác động của lũ lụt làm giảm mức tăng trưởng GDP lên đến 0,14% tương đương 280 triệu USD, dựa trên GDP của Việt Nam năm 2016. Tác động tổng thể có thể lên tới trên 5% GDP của Việt Nam vào năm 2035, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, tác động kinh tế tổng thể có thể được dự kiến sẽ cao hơn nhiều – vì vậy Việt Nam cần hành động ngay lập tức.

Tại Hội thảo, Ông Abedalrazq Khalil đề xuất các chính sách như: Tăng cường quản lý tài nguyên nước để ứng phó với tình trạng căng thẳng và rủi ro tăng lên từ nước; tăng cường hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp có tưới để thu được giá trị cao hơn mỗi vụ mùa; lồng ghép rủi ro về nước và cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh vào quy hoạch đô thị; kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tốt hơn; cải thiện quản lý những rủi ro đang ngày càng gia tăng; cải thiện hiệu quả hơn trong đầu tư và tài chính hóa, và phối hợp với các ưu đãi và chỉ tiêu được đặt ra.