Hiện nay, 885 triệu người trên thế giới đang đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ. Do vậy, mọi nỗ lực của cộng đồng các quốc gia đang hướng đến nghiên cứu kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nước sạch và nguồn nước cho tưới tiêu.
Hiện nay, 885 triệu người trên thế giới đang đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ. Do vậy, mọi nỗ lực của cộng đồng các quốc gia đang hướng đến nghiên cứu kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nước sạch và nguồn nước cho tưới tiêu.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nghiên cứu môi trường Hoa Kỳ (Environmental Research Letters), việc sử dụng nước thải không được xử lý từ các thành phố để tưới cho cây trồng ở các khu vực lân cận là thực tế khá phổ biến và nhiều hơn 50% so với dự đoán ban đầu.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) thay vì dựa vào các kết quả nghiên cứu điển hình qua các đề tài, tài liệu nghiên cứu giống như trong các nghiên cứu trước đây. Nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên đánh giá được tình trạng tái sử dụng nước gián tiếp, xảy ra khi nước thải bị pha loãng nhưng vẫn là một thành phần chiếm ưu thế của dòng nước mặt. Các tình huống như vậy chiếm phần lớn việc tái sử dụng nước nông nghiệp trên toàn thế giới, nhưng rất khó để định lượng ở cấp độ toàn cầu do quan điểm khác nhau về định nghĩa nước thải pha loãng và nước bị ô nhiễm.
Khi xem xét an toàn sức khỏe là ưu tiên hàng đầu thì theo các nhà khoa học cần phải đẩy mạnh việc giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe cộng đồng thông qua các biện pháp giảm thiểu ở từng công đoạn của chuỗi cung cấp lương thực. Điều này bao gồm cải thiện hệ thống xử lý nước thải, cải thiện các bước phòng ngừa sự gây hại từ các nông trại và công đoạn xử lý thức ăn, đặc biệt do khả năng xử lý nước thải còn hạn chế ở các nước đang phát triển.
Theo nghiên cứu này, do thiếu nước sạch, nước thải là nguồn tưới duy nhất cho các loại cây trồng, hoa màu như rau, cây ăn quả. Nơi có nước thải thô, nông dân thường có xu hướng thích tái sử dụng nó vì nồng độ chất dinh dưỡng khá cao, có thể làm giảm bớt nhu cầu sử dụng phân bón mua. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người nông dân sử dụng nước này được thúc đẩy bởi nhu cầu cơ bản, họ chỉ đơn giản là không có lựa chọn thay thế.
Việc tái sử dụng nước thải đô thị trên thực tế là có thể hiểu được, do sự kết hợp của việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước và nguồn nước ngọt đang suy giảm. Trong nghiên cứu mới đây của ông Anne Thebo tại Đại học California, Berkeley ở Mỹ, cho biết: “Khi mà đầu tư vào xử lý nước thải còn chậm so với tăng trưởng dân số, một lượng lớn người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đe dọa đến an toàn thực phẩm”.
Kết quả 65% nước tưới tiêu tại các khu vực nông nghiệp nằm trong phạm vi 40km xung quanh các đô thị lớn đều bị ảnh hưởng của nước thải ở mức độ khá lớn.
Trong tổng diện tích 35,9 triệu ha đã nghiên cứu thì có đến 29,3 triệu ha ở các nước có xử lý nước thải rất hạn chế, đồng nghĩa với 885 triệu người tiêu dùng đô thị cũng như nông dân và người bán thực phẩm gặp rủi ro sức khoẻ nghiêm trọng.
Năm quốc gia lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mexico và Iran – chiếm phần lớn diện tích đất trồng trọt có sử dụng nước tưới bị ảnh hưởng bởi nước thải. Những phát hiện mới trong nghiên cứu này thay thế cho một ước tính đã được công bố rộng rãi năm 2004, dựa trên các nghiên cứu điển hình ở 70 quốc gia và ý kiến chuyên gia, kết quả là diện tích vùng đất nông nghiệp được tưới tiêu với lượng nước thải là 20 triệu ha.
Trong một nghiên cứu Ông Pay Drechsel – Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), người đứng đầu Chương trình nghiên cứu CGIAR về nước thải – sinh thái – đất cho biết, họ đã tiến hành nghiên cứu kĩ hơn để hiểu rõ hơn về vị trí, tại sao và đến mức nào người nông dân sử dụng nước thải để tưới tiêu là một bước quan trọng để giải quyết vấn đề thiếu nước của họ. Trong khi các hành động nhằm bảo vệ sức khoẻ con người là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi cũng có thể giới hạn các mối nguy hại bằng nhiều cách tiếp cận được thử nghiệm nhằm khôi phục và tái sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị từ nước thải an toàn, bao gồm cả nước và năng lượng, chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Nghiên cứu của họ cũng có những đóng góp nhất định cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ứng phó với thách thức nước thải và an ninh lương thực trong những năm qua.
Nghiên cứu mới này sẽ tập trung sự chú ý và giúp các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia về môi trường vào nhu cầu thực hiện Mục tiêu 6 về Phát triển Bền vững của Mục tiêu thiên niên kỉ, đặc biệt là mục tiêu 3, trong đó kêu gọi giảm một nửa số lượng nước thải không được xử lý và tăng tái chế và tái sử dụng nước hợp vệ sinh.
Một thách thức lớn là thay đổi hành vi từ mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần nông nghiệp đến mô hình sản xuất hữu cơ (Farm to Fork) từ sản xuất đến tiêu dùng. Việc này cần các nỗ lực trên quy mô lớn hơn để phục hồi và tái sử dụng các nguồn tài nguyên từ nước thải và các chất thải khác trên cơ sở kinh doanh để việc quản lý dễ dàng và thu hút đầu tư Đối với khu vực công và tư nhân. Thực tế việc thu hồi và tái sử dụng nước thải an toàn có tiềm năng đáng kể để giải quyết các rủi ro về sức khoẻ và môi trường, đồng thời làm cho các thành phố bền vững hơn và nông nghiệp bền vững hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo này cần phải có những nghiên cứu cụ thể và chính xác hơn về nguy cơ tiềm ẩn, tác động của nó đối với sức khỏe, an ninh lương thực.