Tận dụng nguồn nước thải tại các nước Mỹ La Tinh

Trung bình chỉ có 50% dân số Mỹ Latinh được tiếp cận với nguồn nước an toàn. Tuy nhiên, vấn đề về nước thải và xử lý nước thải của khu vực này trong nhiều thập kỉ qua còn ở tình trạng đáng cảnh báo hơn khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.

Vấn đề xử lý nước thải ở khu vực này cũng không đồng nhất. Có sự chênh lệch lớn về mức độ ở mỗi quốc gia: các nước như Chilê, xử lý 90% lượng nước thải, và các nước như Costa Rica, xử lý khoảng 4% lượng nước thải của nước này.

Các nước Mỹ Latinh hy vọng rằng, có thể thu hẹp khoảng cách giữa các nước này về vấn đề xử lý nước thải để đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Trong đó, MDGs đã kêu gọi cắt giảm một nửa tỷ lệ dân số không tiếp cận vệ sinh cơ bản bền vững giữa năm 1990 và năm 2015.

Vào những năm 1990, khoảng 80% dân cư đô thị trong khu vực đã được sử dụng các phương tiện vệ sinh được cải thiện, có nghĩa là kết nối với ống cống nước thải, bể phốt hoặc nhà vệ sinh. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã tăng lên 87%, thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong khi tăng dân số đô thị từ 311 triệu (70% tổng dân số) lên 469 triệu (80% tổng dân số) so với cùng kỳ

bai119

Công trình xử lý nước thải Deodoro ở Rio the Janeiro, Brazil.

Tuy nhiên, khoảng 60 triệu người dân đô thị không được sử dụng các cơ sở vệ sinh cơ bản, chủ yếu là những người nghèo khổ sống ở khu ổ chuột và khu vực ven đô. Hơn nữa, việc không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh an toàn sẽ đến đến các ảnh hưởng về sức khỏe, dễ lây lan các bệnh do nguồn nước và chất thải của con người. 
Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mới được xác nhận đã bổ sung thêm hướng mới cho những thách thức của khu vực Mỹ latinh bằng cách kết hợp tính bền vững, bao gồm nâng cao chất lượng nước, thực hiện quản lý tài nguyên nước tổng hợp, hiệu quả sử dụng nước trong các ngành, giảm số người phải chịu tình trạng khan hiếm về nước và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước. 
Các nước trong khu vực đang bắt tay vào các chương trình quy mô lớn để thu gom và xử lý nước thải của họ với hy vọng hầu hết các quốc gia thu nhập trung bình trong khu vực sẽ đạt được ít nhất 50% tỷ lệ xử lý nước thải trong thập kỷ tới. Do vậy, nhu cầu đầu tư để đạt được con số này là rất lớn. Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ Latinh (CAF) ước tính rằng, trong giai đoạn 2010-2030, sẽ dành 80 tỷ đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầng thoát nước và 33 tỷ đô la Mỹ về xử lý nước thải. Trong quá trình phát triển của khu vực, hầu hết các khoản đầu tư trong ngành đã tập trung vào cấp nước và ít được đầu tư cho vệ sinh về xử lý nước thải.

Đầu tư một cách hiệu quả vào cơ sở hạ tầng vệ sinh và nước thải để đạt được các lợi ích về sức khoẻ cộng đồng, các mục tiêu về môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị là một thách thức lớn cho khu vực Mỹ Latinh. Để giải quyết những thách thức này, Ngân hàng Thế giới đang thực hiện một hoạt động mới trong khu vực để cung cấp cho các nước thành viên về phương pháp phân tích và hướng dẫn các chiến lược cải tiến để quy hoạch và tài trợ cho việc xử lý nước thải, thu hồi tài nguyên và cải tiến chất lượng nước và đầu tư vào các lưu vực sông. Sáng kiến này sẽ được trình bày trong cuộc đối thoại lớn hơn bắt đầu với các ngân hàng phát triển khu vực, như Ngân hàng Phát triển Liên bang và CAF, và với các khách hàng trong khu vực nhằm mục đích đưa ra một tầm nhìn chiến lược trong Diễn đàn Nước Thế giới ở Braxin Năm 2018.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới tiếp tục đầu tư vào xử lý nước thải và thúc đẩy một cách tiếp cận toàn diện hơn để kiểm soát ô nhiễm, như trong một hoạt động gần đây đã được phê duyệt ở Panama và tìm cách tăng tính bền vững về tài chính của các nhà máy xử lý nước thải bằng cách khuyến khích thu hồi, tái tạo năng lượng, hiện nay việc phân tích hiện tại được thực hiện tại Argentina.

Quản lý nước thải không chỉ là việc duy nhất cần phải tập trung ở khu vực Mỹ Latinh, bởi thực tế, khu vực này sẽ tiếp tục đô thị hóa và sự cạnh tranh về tài nguyên nước đang gia tăng. Biến đổi khí hậu, thiên tai và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang ảnh hưởng đến khả năng của cơ sở hạ tầng hiện có. Sự thay đổi của lượng mưa và sự căng thẳng về nhu cầu sử dụng nước kéo dài đe doạ sự cung cấp nước ở nhiều nơi trong khu vực. Các khu vực ở lưu vực Amazon, bắc Mexico, đông bắc Brazil, bờ biển Thái Bình Dương của Chilê và Peru, và các quốc gia vùng Caribê và Trung Mỹ cho thấy một xu hướng kéo dài thời gian khô hạn ở một số khu vực nhất định. Ở những vùng khan hiếm, việc tái sử dụng và xử lý nước thải (kể cả nước mưa) là nguồn cung cấp bổ sung và quan trọng, cần được chú trọng phát huy.

Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong ngành nước như tạo cơ hội để tiến hành quy hoạch lưu vực nhằm thúc đẩy đầu tư vào nước thải để xác định rõ những lợi ích hạ lưu của đầu tư thượng nguồn, do đó tối đa hóa lợi nhuận của cả hai miền. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này cũng cần được thiết kế để bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện được việc này sẽ giảm lượng tiêu thụ tài nguyên dọc theo chuỗi giá trị nước và chuyển từ kinh tế “tuyến tính” sang một nền kinh tế “vòng tròn”. Các giải pháp kỹ thuật cũng như đầu tư công nghệ mới là thực tế cần thiết phải được triển khai ngay trong khu vực này.

Khu vực Mỹ latin cần có một tầm nhìn chung và phải thay đổi cách thức nhận thức về xử lý nước thải: Nước thải cũng là một nguồn tài nguyên. Tập trung theo dõi nhiều hơn và phân tích nỗ lực mới trong khu vực để thay đổi cách tư duy về việc đầu tư vào nước thải.