Bản đồ an ninh nguồn nước thế giới

Khoảng 80% dân số thế giới sống trong những khu vực mà dịch vụ cung cấp nước sạch không được bảo đảm

Các nhà khoa học đã chỉ ra các mối đe dọa đối với nguồn nước bao gồm nhiều vấn đề, như là sự thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, 3,4 triệu người đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ở các quốc gia phương Tây, nước được dự trữ được chứa trong các hồ nhân tạo và các con đập, nhưng đó không phải là cách tự nhiên. Các nhà khoa học cảnh báo rằng các nước đang phát triển không nên học theo lối mòn này. Thay vào đó, các chính phủ nên đầu tư các chiến lược quản lý nguồn nước kết hợp giữa hệ thống cơ sở hạ tầng với các hệ thống tự nhiên như lưu vực sông, vùng đầm lầy, các bãi ngập nước.

Do tác động của thay đổi khí hậu và sự gia tăng dân số, con người sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng liên quan đến nguồn cung cấp nước trong những thập kỷ tới.

Các chuyên gia đã tập hợp dữ liệu về các mối đe dọa khác nhau đối với nguồn nước, sử dụng màu sắc để biểu hiện những nơi khan hiếm nước, và đánh giá từng mối đe dọa khác nhau thành một bảng tổng hợp. Kết quả là một bản đồ đã được phác thảo để thể hiện mối đe dọa đối với an ninh nguồn nước và sự đa dạng sinh học với mức độ chi tiết đến từng khu vực có diện tích 50×50 km trên khắp thế giới.

bai196

 

Bản đồ an ninh nguồn nước thế giới. (Plenty of fresh water: nguồn nước dồi dào. Water stress: nguồn nước khan hiếm. No appreciable flow: không đánh giá được dòng chảy)

Hàng tỷ đôla đã được đổ ra để xây dựng những con đập, kênh đào, đường ống dẫn nước trên khắp thế giới hiện đại ở bảo vệ nguồn cung cấp nước sạch

Nhìn vào bản đồ an ninh nguồn nước, ta có thể thấy rằng Tây Âu và Bắc Mỹ vẫn ở dưới mức báo động. Tuy nhiên, khi hệ thống  hạ tầng phân phối và dự trữ nước bắt đầu phát huy tác dụng thì phần lớn các mối đe dọa ở khu vực này không còn nữa. Bên cạnh đó, Châu Phi lại có chiều hướng ngược lại.

Theo bản phân tích này thì cách quản lý nguồn nước ở phương Tây đã duy trì được những di sản quan trọng cho môi trường tự nhiên. Phân tích này cũng đưa ra một kết luận rằng trong khi ở Tây Âu và Mỹ, nơi được ghi nhận có những thành công trong việc đối phó với sự đe dọa nguồn nước thì cuộc sống của những loài sinh vật hoang dã vốn phụ thuộc vào môi trường nước lại ít được bảo đảm.

Một khái niệm đang được các tổ chức đang phát triển ủng hộ là “quản lý bền vững nguồn nước”, nơi mà nhu cầu của người sử dụng nước được quan tâm sâu sắc và các công trình xây dựng của con người được hài hòa hóa với tự nhiên.

Phân tích cũng đưa ra một ví dụ điển hình là lưu vực sông cung cấp nước cho NewYork, tại hệ thống núi Catskill và một số nơi khác xung quanh thành phố. Trước đây, nước ở khu vực này không cần lọc. Tuy nhiên, từ những năm 1990, các mối đe dọa đã xuất hiện do ô nhiễm nông nghiệp và một số vấn đề khác nữa. Thành phố đã đầu tư các chương trình bảo vệ và bảo tồn tài nguyên đất, các chương trình này đã thực sự duy trì được chất lượng nước nguồn và chi phí tính ra còn rẻ hơn việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước.