Ngày 15/12, tại Thanh Hóa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị chuyển đổi số tài nguyên và môi trường năm 2023.
Tham dự hội nghị có ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa, cùng đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp Công nghệ thông tin…
Hội nghị được tổ chức nhằm hướng dẫn, phổ biến, thúc đẩy công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng; xây dựng, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; triển khai dịch vụ công trực tuyến kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai Đề án 06/CP của Chính phủ,…
Hội nghị được tổ chức nhằm hướng dẫn, phổ biến, thúc đẩy công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng; xây dựng, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; triển khai dịch vụ công trực tuyến kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai Đề án 06/CP của Chính phủ,…
Ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Phú Hà – Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường cho biết, trong những năm qua công tác chuyển đổi số được Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhấn mạnh định hướng phát triển đất nước dựa trên chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia; ban hành Chiến lược Chính phủ số; Chiến lược kinh tế số và xã hội số, Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia; Đề án 06/CP về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư.
Năm 2023, là năm có chủ đề: “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. xác định quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia là nền tảng của sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.
Trong thời gian qua, ngành tài nguyên và môi trường đã quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ/Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Cơ chế chính sách hoàn thiện, công tác xây dựng hoàn thiện dữ liệu của ngành đã có nhiều chuyển biến, hạ tầng số, nền tảng số, an toàn thông tin được hiện đại hóa, đồng bộ, thống nhất; Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; Cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính của ngành và hiện tại Bộ đang triển khai dự án “Xây dựng hệ thống điều hành thông minh tại Bộ Tài nguyên và Môi trường”….
Năm 2023, là năm có chủ đề: “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. xác định quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia là nền tảng của sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.
Trong thời gian qua, ngành tài nguyên và môi trường đã quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ/Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Cơ chế chính sách hoàn thiện, công tác xây dựng hoàn thiện dữ liệu của ngành đã có nhiều chuyển biến, hạ tầng số, nền tảng số, an toàn thông tin được hiện đại hóa, đồng bộ, thống nhất; Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; Cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính của ngành và hiện tại Bộ đang triển khai dự án “Xây dựng hệ thống điều hành thông minh tại Bộ Tài nguyên và Môi trường”….
Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ trình bày tham luận: “Đẩy mạnh, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính”; Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông với tham luận: “Công tác đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng và giải pháp thực hiện”; Cục Đo đạc bản đồ và thông tin địa lý với tham luận: “Chuyển đổi số trong đo đạc bản đồ và thông tin địa lý”; Cục Đăng ký và Dữ liệu đất đai với tham luận: “Triển khai kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng đất năm 2024”; Cục Bảo tồn và đa dạng sinh học với tham luận: “Giới thiệu, triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia”; Cục Quản lý tài nguyên nước với tham luận về chuyển đổi số trong điều tra, giám sát tài nguyên nước trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa với Báo cáo tham luận: “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử”…
Chia sẻ thông tin về hệ thống giám sát tài nguyên nước trung ương, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, mục tiêu của hệ thống nhằm theo dõi, giám sát trực tuyến các công trình khai thác, sử dụng nước mặt; công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo đó, hệ thống được thiết kế dựa trên các chuẩn mở để đảm bảo vấn đề kết nối, liên thông, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu với các hệ thống của 63 tỉnh/ thành phố trên cả nước….
Nhằm hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số, Cục Quản lý tài nguyên nước đang đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên nước. Hệ thống giám sát tài nguyên nước sau 3 năm vận hành chính thức đã mang lại những kết quả tích cực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý tại Trung ương và các địa phương. Hiện nay, hệ thống đã cập nhật được khoảng 2088 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để quản lý cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước của 63 tỉnh/thành phố phục vụ công tác kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu. Bên cạnh đó, tính đến tháng 12/2023, hệ thống đã tiếp nhận hơn 800 công trình khai thác, sử dụng nước đã đăng ký kết nối về hệ thống giám sát tài nguyên nước tại trung ương và thực hiện phê duyệt thành công đối với hơn 700 công trình đủ điều kiện.
“Hệ thống cơ sở dữ liệu giấy phép do Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng đã có phần mềm đáp ứng yêu cầu về mặt chức năng, nghiệp vụ để các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố cập nhật thông tin giấy phép tài nguyên nước còn hiệu lực do UBND tỉnh cấp vào cơ sở dữ liệu thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương. Tính đến hết tháng 12/2023 đã có 56 Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai cập nhật, kết nối thông tin của giấy phép tài nguyên nước địa phương vào cơ sở dữ liệu về thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương” – Đại điện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết.
Tại Hội nghị, các đại biểu cung tập trung thảo luận, chia sẻ về thực trạng, vướng mắc, phương hướng giải quyết trong triển khai chuyển đổi số, ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường.
Nguồn: dwrm.gov.vn