Bản Tin Thông Báo, Dự Báo Và Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Tỉnh Lâm Đồng Tháng 3 Năm 2023

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 9.764,8 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 21 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 02 trạm quan trắc TNN mặt Đại Ninh và Cát Tiên được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.

– Đối với tài nguyên nước mặt: Tổng lượng mưa năm bình quân từ 1.750 – 3.150mm, trong đó lượng mưa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô (từ tháng 11 – 4 năm sau) lượng mưa chiếm 20% tổng lượng mưa năm.

– Đối với tài nguyên nước dưới đất: trong tỉnh được phân chia thành 2 tầng chứa nước chính, bao gồm: Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q), và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước chính như sau: Tầng chứa nước (q) là 59.414 m3/ngày và tầng chứa nước β(n2-qp) là 3.326.719 m3/ngày.

1.Thông báo, cảnh báo tài nguyên nước mặt

Tại trạm Đại Ninh: Mực nước trung bình tháng 2 năm 2023 trên sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh là 87986cm, giảm 15cm so với tháng trước, không thay đổi so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 5cm so với giá trị tháng 2 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 88007cm (ngày 3/2/2023), giá trị mực nước nhỏ nhất là 87966cm (ngày 15/2/2023).

Về Chất lượng nước tại trạm Đại Ninh kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đa Nhim có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Tại trạm Cát Tiên: Mực nước trung bình tháng 2 năm 2023 trên sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên là 12706cm, tăng 43cm so với tháng trước, giảm 11cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 85cm so với giá trị tháng 2 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 12779cm (ngày 13/2/2023), giá trị mực nước nhỏ nhất là 12608cm (ngày 1/2/2023).

Về chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai có thể dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

2.Tài nguyên nước dưới đất

Thông báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 2 có xu thế hạ so với tháng 1. Giá trị hạ thấp nhất là 0,43m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (LK109T) và một công trình có mực nước dâng là 0,06m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK117T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,98m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK117T) và sâu nhất là -6,97m tại TT.Đinh Văn, huyện Lâm Hà (LK118T).

Sơ đồ diễn biến mực nước tầng q

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 2 có xu thế hạ so với tháng 1. Giá trị hạ thấp nhất là 2,94m tại P.Lộc Phát, TP.Bảo Lộc (CB1-III) và dâng cao nhất là 2,84m tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (LK113T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,84m tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (LK94T) và sâu nhất là -122,03m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc (C10o)..

Dự báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q): Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2023 mực nước có xu hướng hạ.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2023 mực nước có xu hướng hạ.

Cảnh báo tài nguyên nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong tỉnh thời điểm hiện tại có 2 công trình có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo tại lỗ khoan C10b và C10o. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác quanh khu vực này.

3.Đề xuất, kiến nghị

Đối với tài nguyên nước mặt: Trong tháng 2 năm 2023, tổng lượng nước tại trạm Đại Ninh vẫn có xu hướng giảm so với tháng trước, tại trạm Cát Tiên đã tăng nhưng chỉ tăng nhẹ khoảng 0,9 triệum3 so với tháng trước, đề nghị các cơ quan, ngành sử dụng nguồn nước mặt có kế hoạch, phương án tích trữ nguồn nước để phục vụ việc khai thác, sử dụng trong tháng tới.  Chất lượng nguồn nước mặt tại trạm Đại Ninh và trạm Cát Tiên đã tăng so với tháng trước, đề nghị cần theo dõi và có phương án phù hợp để cải thiện chất lượng nguồn nước. Riêng tại trạm Đại Ninh có chất lượng nước tăng mạnh, có thể sử dụng tốt cho mục đich cấp nước sinh hoạt, đề nghị tiếp tục theo dõi và có phương án để cải thiện chất lượng nguồn nước tốt hơn nữa phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Đối với tài nguyên nước dưới đất: Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong tỉnh thời điểm hiện tại có công trình C10b và C10o có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo, Vì vậy, để đảm bảo khai thác ổn định, cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến mực nước dưới đất các tầng chứa nước tại địa phương và trong các bản tin dự báo tiếp theo để phục vụ quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước dưới đất.

Xem chi tiết tại đây.