Bản Tin Thông Báo, Dự Báo Và Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Dưới Đất Tỉnh Hải Dương Tháng 3 Năm 2024

Tỉnh Hải Dương là một tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.648 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 13 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.

Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hải Dương gồm 2 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) là 179.474 m3/ngày, tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp) là 527.046 m3/ngày.

1. Thông báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh)

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen trên (qh2): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 2 dâng hạ không đáng kể so với tháng 1. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,46m tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành (Q.144M1) và sâu nhất là -1,99m tại xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà (Q.146).

 Sơ đồ diễn biến mực nước lớp qh2

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen dưới (qh1): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 2 dâng hạ không đáng kể so với tháng 1. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,1m tại TT. Thanh Miện, huyện Thanh Miện (Q.131) và sâu nhất là -5,77m tại xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ (Q.148).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên (qp2): Theo kết quả quan trắc tại TT. Thanh Miện, huyện Thanh Miện (Q.131a). Mực nước trung bình tháng 2 dâng 0,91m so với tháng 1.

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới (qp1): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 2 dâng hạ không đáng kể so với tháng 1. Giá trị dâng cao nhất là 0,2m tại TT. Thanh Miện, huyện Thanh Miện (Q.131b).

Tầng chứa nước khe nứt trong các đá trầm tích lục nguyên Neogen (n): Trong phạm vi tỉnh chỉ có 1 công trình quan trắc tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Q.149). Mực nước trung bình tháng 2 dâng 0,08m so với tháng 1.

2. Dự báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh)

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen trên (qh2): Trong tháng 3 và tháng 4 dự báo mực nước có xu thế dâng hạ không đáng kể.

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen dưới (qh1): Trong tháng 3 và tháng 4 dự báo mực nước có xu thế dâng hạ không đáng kể.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên (qp2): Trong tháng 3 và tháng 4 dự báo mực nước có xu thế hạ, dao động 0,1 – 0,2m.

Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới (qp1): Trong tháng 3 và tháng 4 dự báo mực nước có xu thế dâng và dâng hạ không đáng kể, dao động đến 0,3m.

Tầng chứa nước khe nứt trong các đá trầm tích lục nguyên Neogen (n): Trong tháng 3 và tháng 4 dự báo mực nước có xu thế dâng.

3. Cảnh báo tài nguyên nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong tỉnh Hải Dương thời điểm hiện tại chưa có công trình nào có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo.

4. Đề xuất, kiến nghị

Hiện tại, trên phạm vi tỉnh Hải Dương chưa có công trình thuộc diện phải cảnh báo, để đảm bảo khai thác ổn định, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước trong tỉnh và các bản tin dự báo tiếp theo để phục vụ quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước dưới đất.

Trong mùa mưa, nhìn chung mực nước và chất lượng nước trong các tầng chứa nước thuộc tỉnh Hải Dương đều tốt. Tuy nhiên có một số công trình có hàm lượng độ mặn, Mangan, Coliform và Amoni vượt quá GTGH so với QCVN 09:2023/BTNMT, đề nghị các cơ quan đưa ra cảnh báo cho người dân và tiếp tục theo dõi thêm.

Xem chi tiết tại đây: