Xây dựng công trình tự nhiên (Building with nature) và phương pháp thủy châm (Aquapuncture) cho việc thích nghi, sinh lợi, ổn định miền duyên hải và phát triển quy hoạch tổng thể vùng biển (Phần 1)

Ronald WATERMAN1, Wiwi TJIOOK2, Gerard PICHEL3

1 Ministry of Infrastructure and Environment, The Netherlands, info@ronaldwaterman.nl

2 Urban Planning Department, Rotterdam Municipality, The Netherlands,

3 Water & Flood Management Consultant, The Netherlands

Để giải quyết những vấn đề hiện tại và tương lai của những thành phố ven biển trên toàn thế giới, thì điều quan trọng là cần phải xem xét cách tiếp cận toàn diện vấn đề đó trong quy hoạch tổng thể các vùng ven và ngoài biển nơi có liên kết và nhất thể hóa giữa cảnh quan trong nội địa và ngoài biển. Một trong những mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất đe dọa đến sự phát triển bền vững / khả năng tồn tại của các thành phố nước ven biển là sự xuất hiện hàng năm của lũ lụt, bão và triều cường, những nguyên nhân trên xảy ra một phần là do sự hoạt động thất thường trong hệ thống giao thông thủy, càng trầm trọng hơn là sự sụt lở đất, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chặt phá rừng đầu nguồn, tỉ lệ phần trăm bê tông hóa và đô thị hóa tăng cao. Khoảng không gian của những vùng đất ven biển ngày càng bị thu hẹp, khan hiếm và trở thành mặt hàng kinh doanh đắt tiền. Để giải quyết sự thiếu không gian đất và các vấn đề thành thị xã hội khác thì sáng kiến đầy đủ và phù hợp nhất mà vẫn đảm bảo tính thân thiện với môi trường, phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao là: Xây dựng các công trình tự nhiên và phương pháp thủy châm

lat1

Hình 1: 80% của các thành phố lớn nằm dọc theo bờ biển và vùng đồng bằng

lat2 

Hình 2: Đoạn đầu tiên của vùng đất cải tạo được xây dựng và phát triển bằng phương pháp xây dựng tự nhiên