Tại sao cuộc cách mạng xanh gây suy thoái đất và nước trong khi nó lại cho phép cung cấp thêm nhiều thức ăn hơn?

vv35Cuộc cách mạng xanh với 3 tiêu chí/trụ cột: giống năng suất cao, đầu tư vào phân bón, thuốc trừ sâu và thủy lợi đã có hiệu ứng rất tích cực về sản xuất lương thực toàn cầu, nhưng cũng có tác động tiêu cực đến môi trường như: giảm mực nước ngầm, suy thoái và ô nhiễm đất nước và rừng, tổn thất và giảm đa dạng sinh học

Một phần tư diện tích đất của thế giới đã bị suy thoái. Nhiều con sông lớn bị khô hạn trong suốt thời gian dài của năm, hệ sinh thái sông bị tác động rất nghiêm trọng. Hồ lớn và biển nội địa đã bị thu hẹp, một nửa các vùng đất ngập nước của Châu Âu và Bắc Mỹ có nguy cơ biến mất trong thời gian không xa. Số lượng lớn các vùng và lãnh thổ trên toàn thế giới đang ở tình trạng không đáp ứng được nhu cầu lương thực cơ bản của việc tăng trưởng dân số quá nhanh tại các vùng này, thêm vào đó, rất nhiều khu vực môi trường đã bị tác động mạnh đến mức độ không thể hồi phục.
Sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm nước
Độ mặn
Độ mặn là tiêu chí quan trong nhất cho việc đánh giá chất lượng nước tưới vì độ mặn sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm sự hấp thụ nước của cây trồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra độ mặn trong nước, cả nguyên nhân tự nhiên và do con người. Hệ thống thủy lợi hoạt động cũng là nguyên nhân gây phát tán và tích tụ muối trong đất, gây ra hiện tượng xâm nhập mặn và nhiễm mặn trong các nguồn nước ngọt tự nhiên. Ngoài ra, sự xâm nhập của nước biển trong các tầng chứa nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nhiễm mặn trong các nguồn nước ngọt ở các vùng ven biển. Hiện tượng xâm nhập này là khá thường xuyên do sử dụng nguồn nước ngầm quá mức cho sản xuất nông nghiệp.
Các vấn đề xâm nhập mặn trong đất và nước đã được tổng kết và báo cáo trong các đề án thủy lợi lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ , Arhentina, Sudan và  rất nhiều nước ở  Tây và Trung Á, nơi mà hơn 16 triệu ha đất tưới bị nhiễm mặn. Trên toàn cầu, mức độ nghiêm trọng của vấn đề nhiễm mặn cao hơn rất nhiều với ước tính khoảng 34 triệu ha đất tưới tiêu bị nhiễm mặn.
Ở những vùng khô hạn, lọc và thoát nước là những phương pháp chính để duy trì sự cân bằng nồng độ muối trong đất và duy trì năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước này cần phải được quản lý cẩn thận để tránh và ngăn chặn xâm nhập mặn vào các nguồn nước. Một số phương án đã được đưa ra để xây dựng và quản lý nguồn nước như: Giảm thiểu thoát nước thông qua một hệ thống bảo tồn, lưu giữ nước, tái sử dụng nước thải, xử lý nước thải.
Một vấn đề hết sức quan trọng khác ở các vùng ven biển chính là công tác phòng chống xâm nhập mặn. Mực nước biển dâng cao, hạn hán, nhu cầu dùng nước gia tăng, đặc biệt cho nông nghiệp, tất cả góp phần vào việc gia tăng xâm nhập mặn. Hai phương pháp tiếp cận trong việc đối phó với vấn đề này là: (i) giảm khai thác nước ngầm ở các vùng ven biển và (ii) tạo ra các rào cản xâm nhập mặn thông qua việc bơm thêm  nước vào các tầng nước ngầm.  
Chất dinh dưỡng và thuốc trừ sâu
Ô nhiễm nước do các chất dinh dưỡng (đặc biệt là ô nhiễm Nitrat) và thuốc trừ sâu ngày càng trở nên tồi tệ hơn bằng việc canh tác thâm canh đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều hơn thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Chăn nuôi thì ngày một nhiều hơn, mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng dày đặc đẫn đến việc ô nhiễm nitrat ngày càng nghiêm trọng. Nguồn ô nhiễm lan tỏa dẫn đến việc khó khăn trong việc xác định nguồn ô nhiễm và mức độ ô nhiễm.
Những năm của thập kỷ 80 đã chứng kiến diễn biến ngày càng tồi tệ của chất lượng nước do sự bùng phát của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Diện tích đất và nước bị  ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của nông nghiệp. Ở các nước phát triển đã có những vấn đề lớn về ô nhiễm nước từ phát triển nông nghiệp do canh tác thâm canh, tăng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, và ngày nay xu hướng này cũng đang lan tỏa đến các quốc gia có nền kinh tế mới nổi của thế giới.
Quản lý và khắc phục hậu quả ô nhiễm từ nông nghiệp cần phải được tích hợp trong các chương trình quản lý nước và đất để đảm bảo được cái nhìn tổng quan, toàn diện của vấn để ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường nói chung. Các hành động cụ thể cần phải được thực hiện bởi những bên gây ô nhiễm ở mọi cấp độ: quốc gia, khu vực, nhiều lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương, dự án.
Thực hiện việc cải thiện thực hành nông nghiệp, quản lý tổng hợp chăn nuôi gia súc gia cầm bên cạnh quản lý chất thải chăn nuôi là một trong những biện pháp chính đưa ra để giảm thiểu tác động đến môi trường do nông nghiệp. Ngoài ra, cần phải duy trì quy định và giám sát chất lượng nước tại tất cả các quy mô cũng là một biện pháp cần thiết cho việc lập kế hoạch và đánh giá phát triển nông nghiệp.       

 

 

(Theo DWRM)