Nước biển hấp thụ nhiều CO2 trong khí quyển

Khi lượng khí CO đi vào bầu khí quyển, đại dương toàn cầu hấp thụ nhiều phần dư thừa, khoảng 30% khí thải carbon CO2 từ các hoạt động của con người.

Theo nghĩa này, đại dương đã hoạt động như một bộ đệm để làm chậm tích tụ khí nhà kính trong khí quyển và sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này cũng làm tăng tính axit của nước biển và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của các sinh vật biển và hệ sinh thái đại dương.

Nghiên cứu mới của nhà nghiên cứu hải dương học Đại học Delaware Wei-Jun Cai và các đồng nghiệp tại Đại học Libre de Bruxelles, Đại học Texas A & M Corpus Christi, Đại học Hawaii tại Manoa và ETH Zurich, cho thấy rằng nước trên thềm lục địa đang phải gánh them và có phần quá tải khí carbon dioxide trong khí quyển.

Hiểu được mức độ lưu thông của CO giữa đất, không khí và nước là chìa khóa để dự đoán lượng phát thải khí nhà kính, khí quyển và đại dương có thể chịu được trong một khoảng thời gian nào đó để giữ cho sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu ở ngưỡng có thể chấp nhận được.

Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng các số liệu gần đây và sẵn có từ 35 năm qua để tính toán các xu hướng toàn cầu về nồng độ CO2 trong nước của đại dượng ven biển. Các phân tích cho thấy rằng, trong khi lượng khí CO2 trong đại dương đang gia tăng cùng tốc độ trong khí quyển, thì những nồng độ CO2này ngày càng tăng chậm ở biển duyên hải.

“Đó là bởi vì đại dương ven biển nông hơn đại dương và có thể nhanh chóng chuyển Co2 bị cô lập sang đại dương sâu, quá trình này tạo ra một cách bổ sung để đại dương có thể tiếp nhận và lưu trữ Co2 nhân tạo”. Mary AS Lighthipe Giáo sư tại Trường Đại học Trái đất, Đại dương và Môi trường nói.

Mặc dù tương đối nhỏ so với đại dương nhưng các vùng duyên hải là nơi một lượng Co2 cực lớn được trao đổi giữa không khí và nước.

Goulven Lurallue, tác giả chính của bài báo và nhà nghiên cứu của Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ, cho biết: “Nếu kết luận này được khẳng định bởi các quan sát trong tương lai, nó sẽ có nghĩa là đại dương ven biển sẽ trở nên hiệu quả hơn trong việc loại bỏ Co2 khỏi khí quyển” .

Cho đến gần đây, các xu hướng này rất khó tính toán do thiếu dữ liệu về Co2 trong vùng nước ven biển. Các vấn đề phức tạp hơn nữa, các vùng duyên hải hành xử khác nhau tùy thuộc vào vị trí và địa hình của chúng. Ví dụ, ở các vĩ độ cao hơn như Bắc Canada và Greenland, vùng nước ven biển thường hoạt động như bể chứa CO, hấp thụ lượng khí Co2 dư thừa từ khí quyển. Ở các khu vực nhiệt đới như Biển Đông, vùng nước ven biển thường được coi là nguồn phát thải CO2.

Đồng thời, các hoạt động của con người đã làm tăng lượng ô nhiễm, dinh dưỡng vào vùng biển ven bờ từ những thứ như phân bón trên đất. Các nhà nghiên cứu cho biết, những chất dinh dưỡng này kích thích sự phát triển của tảo trong thềm lục địa, sau đó loại bỏ nhiều Co2 khỏi khí quyển.

Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy rằng các thềm lục địa đang trở thành một yếu tố quan trọng trong chu trình CO toàn cầu và cho hệ thống khí hậu.

https://www.sciencedaily.com/releases/2018/01/180131184731.htm