Họp bàn về việc Lưu Trữ khí thải nhà kính CO2

Mới đây, Viện Năng lượng, Bộ Công thương và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức cuộc họp nhằm trao đổi hợp phần cơ chế chính sách liên quan đến việc lưu giữ khí các bon lâu dài trong lòng đất. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện bốn nước trong khu vực là Indonesia, Phillipin, Thái Lan và Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm xác định tiềm năng lưu trữ bằng công nghệ lưu trữ các bon trong nỗ lực của thế giới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Các vấn đề được đưa ra thảo luận tại cuộc họp bao gồm hệ thống pháp luật và chính trị; chính sách và biến đổi khí hậu; Luật và quy định áp dụng cho thu giữ Cacbon (CCS).

Để xây dựng dự án thu giữ khí phát thải Cacbon – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính được coi là loại dự án mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Nếu thực hiện, sẽ phải đánh giá lựa chọn địa điểm. Những địa điểm tiềm năng có thể là các cơ sở sản xuất công nghiệp (đốt và thải nhiều khí CO2) như sản xuất điện, khai thác dầu khí, sản xuất xi mang, sắt thép và hóa chất..). Tuy nhiên hiện nay  Dự án mới trong giai đoạn chuẩn bị nhằm đánh giá, đề xuất lựa chọn địa điểm cho trình diễn (thử nghiệm).

tt719
Hình 1 Quá trình thu giữ CO2

Quá trình thu giữ CO2 được minh họa bao gồm 3 công đoạn chính: i) thu khí CO2 – có thể ngay bên trong hoặc bên cạnh nhà máy hiện hữu; ii) vận chuyển khí CO2 bằng đường ống qua các địa phương (có thể trên mặt đất hoặc đi ngầm); và iii) Lưu trữ khí CO2 dưới lòng đất (có thể trên đất liền hoặc trên biển. Trên biển, có thể chôn giữ tại các mỏ đã khai thác hết dầu khí…).

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto. Theo công ước cũng như nghị định thư, Việt Nam là quốc gia không thuộc phụ lục 1, không có nghĩa vụ phải cắt giảm khí nhà kính theo cam kết. Tuy nhiên việc xem xét, nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát thải khí nhà kính để có chiến lược và chính sách giảm phát thải, tìm biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề dự án đưa ra.

Hiện tại, Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý nào quy định và quản lý dự án lưu giữ khí Cacbon (CCS). Tuy nhiên, một số điều khoản trong các văn bản pháp luật hiện hành có thể chi phối một dự án CCS nếu được thực hiện ở Việt Nam và khi đó các Bộ, ngành ỏ Trung ương, các Sở ngành ở địa phương với chức năng của mình sẽ tham gia vào quá trinh xem xét về việc chuẩn bị đầu tư, xây dựng và phê chuẩn các quyết định liên quan. Mặc dù hiện nay ở Vệt Nam không có mộ bộ Luật cụ thể cho quá trình thu, vận chuyển và lưu giữ CO2, nhưng trong Luật Tài nguyên nước và Luật Bảo vệ môi trường đã có thuật ngữ “ô nhiễm nguồn nước” và “Chất thải”, có thể có tiềm năng áp dụng đối với dự án thu giữ CO2.

Mặc dù CO2 chưa được coi là chất ô nhiễm tiềm năng đối với các nguồn nước sạch, tuy nhiên nó có thể được điều chỉnh bởi Luật Tài nguyên nước nếu được xác định là CO2 làm thay đổi tính chất hóa học hoặc các tính chất khác của nước như làm các bon hóa các nguồn nước, hoặc đưa các chất kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác vào các nguồn nước uống.


(Theo dwrm)